Trong suốt nhiều năm nay, ngôi làng Nhạn Tháp vẫn luôn nổi tiếng với các sản phẩm gỗ tiện, đục chạm, khảm xà cừ. Từ những khâu chọn nguyên liệu cho tới chàm nhám hoàn thiện và phun bóng đều được người nghệ nhân làm rất chuyên tâm để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
Trong suốt nhiều năm nay, ngôi làng Nhạn Tháp vẫn luôn nổi tiếng với các sản phẩm gỗ tiện, đục chạm, khảm xà cừ. Từ những khâu chọn nguyên liệu cho tới chàm nhám hoàn thiện và phun bóng đều được người nghệ nhân làm rất chuyên tâm để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
Trước đây, các sản phẩm chủ lực của làng nghề là: lục bình; chân bàn ghế, các trụ chỉ tròn;… Các sản phẩm được làm từ gỗ quý hiếm nên có giá thành khá cao. Đặc biệt, các sản phẩm làm ra đều rất tinh xảo nên được ưa chuộng nhiều ở thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, những thay đổi về thời gian khiến lượng gỗ quý dần khan hiếm; cùng với đó là hướng khách hàng được thay đổi. Vì muốn hướng tới khách hàng trong nước; nên làng nghề đã bắt đầu chuyển sang sử dụng những loại gỗ phổ biến và có nguồn cung dồi dào như: mít, xoan, kéo; để sản xuất ra các loại đồ thờ cúng như: lư hương, lục bình, chân đèn, án thờ; hay tủ bàn, đèn thờ, gạt tàn, quả địa cầu, bộ bình trà,…
Đến Ninh Hiệp, điều đầu tiên là người ta cảm nhận được cái “mùi làng nghề”- một thứ hương vị của các loại thuốc lan tỏa khắp làng. Bởi vậy, có câu thơ “Ninh Hiệp có nếp, có nề/Thuốc Nam, thuốc Bắc - làng nghề lưu danh”.
Làng nghề thuốc Nam thuốc Bắc Ninh Hiệp là nghề truyền thống có từ lâu đời. Năm 1990, Chi hội Đông y xã Ninh Hiệp được thành lập. Đến năm 2009 được UBND Thành phố Hà Nội công nhận đạt Danh hiệu làng nghề truyền thống. Từ đó, làng nghề trở nên nổi trên thị trường Đông dược, là nơi cung cấp các nguồn nguyên dược liệu thuốc Nam, thuốc Bắc và sản phẩm thuốc đã qua sơ chế cho thị trường Hà Nội và toàn quốc. Địa bàn xã có 9 doanh nghiệp, trong đó có 1 công ty được cơ quan chức năng cấp phép nhập khẩu nguyên liệu thuốc Đông y để bán buôn, bán lẻ.Ngoài ra còn có 96 hộ kinh doanh cá thể nằm trong Hiệp hội Làng nghề, 194 cá nhân được cấp chứng chỉ đào tạo y dược học cổ truyền, 19 hộ kinh doanh đã có giấy phép đăng ký.
Nem là một món ăn đặc trưng được làm từ bì heo, một ít thịt nạc và thính đã trở thành một phần không thể thiếu trong ẩm thực đất Việt. Đặc biệt về với vùng đất Kinh Bắc, hương vị nem Bùi Thuận Thành ấn tượng sẽ càng làm bạn yêu món ăn này hơn.
Nem Bùi có xuất xứ ở làng Bùi, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Bởi thế người ta thường gọi là nem Bùi Thuận Thành để phân biệt với các loại nem xứ khác. Trải qua thời gian thăng trầm, vài năm trở lại đây nem Bùi ngày càng được nhiều người biết đến và trở thành món ẩm thực ngon, rẻ thường xuất hiện trong các bữa ăn hay lai rai với chút bia thì càng hấp dẫn.
Để tạo ra được sản phẩm ngon đòi hỏi người làm phải kỳ công trong từng công đoạn, chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến chế biến, đóng gói và bảo quản, trong đó, thịt làm nem phải là thịt tươi, được giết mổ trong ngày. Khi mua thịt về phải rửa qua với nước rồi xoa bóp kỹ với muối khoảng 3 phút, còn bì thì cạo sạch lông, để khử mùi hôi thì cũng rửa bì và xoa bóp với 1 ít muối sau đó rửa lại với nước cho thật sạch và để ráo. Phần nạc và mỡ đem tách riêng, thái bản mỏng như tờ giấy rồi thái dọc theo thớ thịt. Sau đó đem hấp cách thủy khoảng 10 đến 15 phút rồi thêm gia vị cho vừa vặn.
Quan trọng nhất chính là phần thính, thính được làm từ gạo rang đã xay nhuyễn. Gạo làm thính phải được vo và ngâm kỹ trong nước khoảng 3 giờ đồng hồ sau đó vớt ra rổ chờ cho ráo nước rồi đem đi rang. Gạo đem rang đến khi chuyển sang màu vàng đều nhưng vẫn giữ được độ tơi xốp của từng hạt. Sau đó người ta sẽ đem đi xay, thường là dùng cối để xay, xay đến khi gạo nhuyễn và mịn là dùng được.
Một khâu cũng quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm chính là nén nem. Trộn tất cả các nguyên liệu lại với nhau rồi nén chặt nem thành quả nhỏ bọc trong một lớp lá sung và lá chuối. Người làm nghề rất vất vả vì để hoàn thiện món này đòi hỏi phải cẩn thận trọng trong từng công đoạn. Đặc biệt, lá sung phải là lá bánh tẻ mới giữ được hương vị chan chát của lá sung, mới át được cái ngầy ngậy hơi quá của thịt mỡ để tạo thành cái đậm đà quyến rũ của nem Bùi.
Tùy theo khẩu vị từng người, nem khi ăn được cuốn bằng lá sung hoặc lá đinh lăng chấm với tương ớt hay nước mắm. Bạn sẽ cảm nhận được vị chát của lá sung, vị ngọt của thịt và mùi thơm lừng của thính. Tuy nhiên, những người Bắc Ninh thường thích năm nem bùi Thuận Thành với tương ớt nhất.
Tiện gỗ mỹ nghệ là nghề truyền thống ở thôn Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, cách Quy Nhơn khoảng 30km về hướng tây bắc. Các sản phẩm của làng nghề nổi tiếng không chỉ bởi chất lượng, sự tinh xảo mà còn ở chỗ mang tính đặc trưng của văn hóa Bình Định. Các sản phẩm hiện nay của làng nghề không chỉ được tiêu
thụ mạnh trong vùng, các tỉnh lân cận mà còn được xuất khẩu sang một số nước khác như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,…
Theo lời kể của ông Nguyễn Nghĩa, nguyên Trưởng ban Công tác mặt trận thôn Nhị Khê, nghề tiện gỗ xuất hiện ở Nhị Khê hơn 300 năm trước. Từ nhiều đời nay, người dân nơi đây đã làm ra hàng loạt sản phẩm tinh xảo; rất nhiều người đã lập nghiệp thành công tại các phố “Hàng” của Hà Nội vào khoảng thế kỷ XVIII-XIX. Tương truyền, thời Vua Lê - Chúa Trịnh, một người thợ tiện tài hoa tên là Đoàn Tài có khả năng tiện được nhiều sản phẩm độc đáo - đã về Nhị Khê để truyền nghề.
Hiện tại, Nhà thờ tổ nghề vẫn đang được người làng nghề bảo tồn, trong đó có nhiều bức đại tự, hoành phi với nội dung giáo dục con cháu giữ gìn tổ nghiệp, đúng như câu ca dao ở đây ai cũng thuộc lòng: “Bao giờ Thường Tín hết cây/Sông Tô cạn nước Nhị Khê bỏ nghề”. Trải qua thăng trầm, gian nan, không ít lần làng nghề lao đao vì “đầu ra” gặp khó nhưng người dân Nhị Khê vẫn quyết tâm gìn giữ, phát huy tốt nghề truyền thống và nghề không phụ công người…
Về Nhị Khê hôm nay, nổi bật là thành quả xây dựng nông thôn mới: Đường bê tông thẳng tắp, khang trang; công viên xanh - sạch - đẹp… Song, điều đáng trân trọng ở Nhị Khê là vẫn lưu giữ được đình làng cổ kính cùng các nhà thờ họ theo kiến trúc cổ trong không gian rộn rã âm thanh đầy sức sống của làng nghề... Từ đây, rất nhiều đồ trang sức, thủ công mỹ nghệ chất lượng cao như: Tràng hạt, bình, lọ, bát, đĩa, hộp đựng, gạt tàn thuốc, đế đèn, cây đèn… đã xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới. Nhị Khê có gần 600 hộ dân nhưng hơn 80% trong số đó theo nghề. Mỗi gia đình hoạt động như một xưởng sản xuất khép kín…
Nghề tiện gỗ ở Nhị Khê đã đem lại cuộc sống sung túc cho người dân.
Gia đình ông Lưu Kim Quân - một trong những hộ làm nghề nổi tiếng ở Nhị Khê chia sẻ: “Để tạo ra sản phẩm, người thợ phải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ, khéo léo... Nếu không có sự đam mê thì khó có thể theo đuổi được nghề. Chúng tôi mong sản phẩm tinh xảo của Nhị Khê đến với nhiều quốc gia hơn nữa, xứng đáng với kỳ vọng của các bậc tiền nhân”.
Ông Nguyễn Hữu Trụ năm nay hơn 70 tuổi. Qua tay ông, các sản phẩm tiện gỗ vẫn chính xác và rất đẹp. Hằng ngày, ông trực tiếp chỉ đạo kỹ thuật, uốn nắn con cháu các công đoạn quan trọng để tạo nên sản phẩm có hình thức, chất lượng đạt mức cao nhất. Nếu như trước kia, toàn bộ công đoạn làm nghề của địa phương đều phải làm bằng tay, mất rất nhiều thời gian thì nay một số công đoạn được máy móc hỗ trợ để thêm nhiều sản phẩm mới. Không chỉ có đế đèn, lư hương, bình, bát, điếu... như xưa, giờ đây, làng nghề còn có hơn 200 sản phẩm khác nhau; theo từng năm, mẫu mã cũng tăng theo nhằm phục vụ thị hiếu tiêu dùng ngày càng cao…
Chia sẻ với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Lý, một người làm nghề cho hay, khi cầm những sản phẩm gỗ tiện xinh xắn, nhẵn bóng, đủ hình thù, kiểu dáng tinh xảo... ai cũng trầm trồ song ít người thấu được sự vất vả, tỉ mỉ của người thợ. Thường ngày, người làm nghề tất bật trong xưởng từ 10 đến 13 giờ đồng hồ, nếu say nghề thì quên cả thời gian, không gian. Điều lo ngại là thợ tiện Nhị Khê đang chịu sự ô nhiễm từ bụi gỗ, tiếng ồn, thậm chí là nguy cơ tai nạn lao động rất cao, nhẹ thì bầm dập, nặng thì đứt tay, chân… “Vất vả, nhọc nhằn là vậy, nhưng không ai bỏ nghề vì nghề vừa là sinh kế, vừa là tài sản vô giá ông cha truyền lại” - chị Lý nói. Có lẽ điều đó đã thấm sâu vào từng con người nơi đây như ông Trụ, ông Quân, chị Lý… minh chứng cho sức sống bền bỉ của nghề tiện gỗ ở Nhị Khê.
Tự hào về quê hương, Chủ tịch UBND xã Nhị Khê Nguyễn Tiến cho biết thêm: Năm 2001, Nhị Khê vinh dự đón nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống. Đây là niềm vui chung, khích lệ các thế hệ người dân Nhị Khê tiếp tục phát triển nghề, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm đạt giá trị cao hơn...
Ngày nay, tuy công nghệ phát triển, nhiều sản phẩm với mẫu mã lạ, vật liệu mới ra đời... nhưng chúng tôi tin, với lòng biết ơn Tổ nghề cùng nhận thức sâu sắc giá trị của nghề, chắc chắn làng nghề tiện gỗ ở Nhị Khê sẽ phát triển bền vững, hòa nhịp cùng sự lớn mạnh của Thủ đô và đất nước...
Sau nhiều năm đối mặt với ô nhiễm, chính quyền tỉnh Bắc Ninh bắt đầu hành động mạnh mẽ để xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng bún Khắc Niệm. Đây là bước đầu tiên trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm tại các làng nghề truyền thống, mở ra hy vọng cho môi trường sống trong làng nghề bún ở Bắc Ninh.
Tình hình ô nhiễm môi trường tại làng bún Khắc Niệm
Làng bún Khắc Niệm ở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, từ lâu đã nổi tiếng với nghề sản xuất bún, bánh và bột, thu hút không chỉ người dân trong tỉnh mà còn các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nghề, vấn đề ô nhiễm môi trường ở đây cũng ngày càng trầm trọng. Các cơ sở sản xuất bún tại Khắc Niệm chủ yếu hoạt động dưới hình thức hộ gia đình, quy mô nhỏ lẻ, nằm xen kẽ trong khu dân cư, khiến việc quản lý và kiểm soát ô nhiễm trở nên khó khăn.
Một trong những yếu tố chính góp phần vào ô nhiễm là lượng nước thải khổng lồ từ quá trình sản xuất bún. Theo thống kê, làng bún Khắc Niệm thải ra khoảng 4.500 - 5.000 m3 nước thải mỗi ngày đêm, một con số khổng lồ đối với một khu dân cư có mật độ cao như vậy. Nước thải từ quá trình sản xuất bún không được xử lý đúng cách, dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là đối với dòng kênh Tào Khê, nơi tiếp nhận phần lớn lượng nước thải từ các cơ sở sản xuất này.
Năm 2023, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành lấy mẫu nước thải từ kênh Tào Khê và kết quả cho thấy các chỉ số ô nhiễm vượt quá mức cho phép từ 2 đến 4 lần. Các chỉ số như amoni và nitrit vượt mức quy chuẩn cho phép rất nhiều lần, trong đó amoni vượt 14,7 - 16,9 lần và nitrit vượt từ 90 - 110 lần. Đây là một cảnh báo rõ rệt về mức độ ô nhiễm nghiêm trọng từ hoạt động sản xuất bún chưa được kiểm soát chặt chẽ tại Khắc Niệm.
Những biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường tại làng bún Khắc Niệm
Trước tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, UBND thành phố Bắc Ninh đã quyết định thực hiện một loạt các biện pháp mạnh mẽ để xử lý ô nhiễm tại làng bún Khắc Niệm. Theo thông báo của UBND thành phố Bắc Ninh ngày 9/12, các cơ quan chức năng sẽ triển khai nhiều hoạt động đồng bộ, từ tuyên truyền, kiểm tra đến việc thiết lập các biện pháp xử lý cụ thể.
Một trong những nhiệm vụ đầu tiên là tổ chức các hội nghị đối thoại giữa chính quyền địa phương và các cơ sở sản xuất bún, bột, bánh tại phường Khắc Niệm. Đây là cơ hội để các cơ sở sản xuất hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường và từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc giảm thiểu ô nhiễm. Đồng thời, UBND thành phố Bắc Ninh cũng yêu cầu thành lập các đoàn kiểm tra để giám sát, đánh giá tình hình ô nhiễm tại các cơ sở sản xuất.
Ngoài ra, UBND phường Khắc Niệm cũng được chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh cam kết tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Mỗi cơ sở sản xuất sẽ phải ký cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, bao gồm giảm thiểu lượng nước thải, khí thải và tiếng ồn, đồng thời xử lý chất thải rắn đúng cách. Các biện pháp xử lý ô nhiễm phải được thực hiện ngay tại chỗ, giảm thiểu tác động đến môi trường xung quanh.
Chính quyền địa phương cũng yêu cầu các cơ sở sản xuất bún xây dựng và thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp với quy định của pháp luật. Các cơ sở phải có trách nhiệm thu gom, phân loại và xử lý chất thải, đặc biệt là nước thải từ quá trình sản xuất, để đảm bảo không gây ô nhiễm nguồn nước trong khu vực.
Tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe và đời sống người dân
Ô nhiễm môi trường tại làng bún Khắc Niệm không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh thái địa phương mà còn đe dọa sức khỏe của người dân trong khu vực. Nước thải từ quá trình sản xuất bún chứa nhiều chất độc hại như amoni và nitrit, các chất này có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như viêm nhiễm đường hô hấp, bệnh ngoài da, và các bệnh về tiêu hóa nếu không được xử lý đúng cách.
Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm nước còn ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong khu vực. Người dân sống gần các khu vực ô nhiễm phải đối mặt với tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho cây trồng, chăn nuôi.
Ô nhiễm môi trường tại làng bún Khắc Niệm là một vấn đề nhức nhối đã tồn tại trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, với những nỗ lực và quyết tâm của chính quyền tỉnh Bắc Ninh, tình trạng ô nhiễm này có thể được kiểm soát và khắc phục dần dần. Việc xử lý ô nhiễm không chỉ phụ thuộc vào các biện pháp kỹ thuật mà còn cần sự vào cuộc tích cực của cộng đồng và các cơ sở sản xuất. Chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã có những bước đi mạnh mẽ, như tổ chức đối thoại, giám sát và yêu cầu các cơ sở ký cam kết bảo vệ môi trường. Điều này cho thấy sự quyết tâm trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Hy vọng rằng, với các biện pháp đồng bộ và sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền và người dân, làng bún Khắc Niệm sẽ sớm trở thành một mô hình sản xuất sạch, bảo vệ môi trường, tạo ra một tương lai bền vững cho cả ngành nghề này và cộng đồng cư dân nơi đây./.
Những khúc gỗ được cắt theo kích thước cần thiết trước khi tiện. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
Sản phẩm hạt gỗ sau khi tiện sẽ được dùng làm chiếu, mành. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
Mài bóng sản phẩm sau khi tiện. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
Cơ sở sản xuất đồ gỗ nhà ông Nguyễn Hữu Khuê ở thôn Nhị Khê thu hút hơn 10 lao động. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
Mài bóng sản phẩm sau khi tiện. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
Nghệ nhân đứng máy tiện gỗ. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
Các nghệ nhân thực hiện tiện ngoài sản phẩm. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
Sản phẩm gỗ tiện của gia đình nghệ nhân quốc gia Phạm Tuấn Duy ở đội 10, thôn Nhị Khê. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
Cơ sở tiện gỗ Duy Sáng ở thôn Nhị Khê, xã Nhị Khê, Thường Tín đầu tư máy tiện thô cho ra nhiều sản phẩm cùng lúc. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
Các nghệ nhân thực hiện tiện trong sản phẩm. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
Cơ sở tiện gỗ Duy Sáng ở thôn Nhị Khê, xã Nhị Khê, Thường Tín đầu tư máy tiện thô cho ra nhiều sản phẩm cùng lúc. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
Nghệ nhân đứng máy tiện gỗ. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
Sản phẩm chiếu hạt gỗ đạt OCOP 4 sao của làng nghề tiện gỗ Nhị Khê. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
Chào mừngQuý thầy, cô giáo về dự giờ,thăm lớp 3AGiáo viên thực hiện: Đặng Thị HồngThắmChào mừng các em đến vớimôn: Giáo dục địa phươngKể tên các làng nghề truyền thống ở Bình Định mà em biết.Tên các làng nghề truyền thống ở Bình Định :Làng nghề truyềnthống Rượu Bầu ĐáLàng gốm Vân SơnCơ sở sản xuất tôm treLàng dệt thổ cẩm Hà RiLàng tiện gỗ mĩ nghệNhơn HậuLàng rèn Tây Phương DanhLàng nghề đúc đồng Bằng ChâuLàng nón ngựa Phú GiaLàng nghề dệt chiếu cóiChế biến thảm xơ dừa Tam QuanLàng bánh tráng Trường CửuThứ Sáu ngày 11 tháng 3 năm 2022Giáo dục địa phươngLàng nghề tiện gỗ mĩ nghệ Nhạn ThápHoạt động 1:Giới thiệu về làng nghề tiệngỗ mĩ nghệ Nhạn ThápHình 1: Cổng vào Làng nghề tiện gỗ mĩ nghệ Nhạn ThápLàng nghề tiện gỗ mĩ nghệ Nhạn Tháp nằm ở thôn NhạnTháp, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Đâyvừa là một địa danh sản xuất đồ mĩ nghệ nổi tiếng, vừa làmột điểm du lịch thú vị được nhiều du khách khám phákhi đến tỉnh Bình Định.Hình 2. Đại diện UBND thị xã An Nhơn và Hội Nông dân xã Nhơn Hậu côngbố nhãn hiệu tập thể “Gỗ mĩ nghệ - Nhơn Hậu - An Nhơn - Bình Định”Bên cạnh những xưởng sản xuất, còn có rất nhiềucửa hàng bày bán đồ gỗ mĩ nghệ cho du khách chiêmngưỡng và chọn mua cho mình những món đồ ưng ý.Năm 2007, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định đã công nhậnLàng nghề tiện gỗ mĩ nghệ Nhạn Tháp đạt tiêu chí làngnghề truyền thống.Hoạt động 2:Giới thiệu quy trìnhlàm ra sản phẩm đồ gỗmĩ nghệ Nhạn ThápHình 3: Chọn gỗ Hình 7: Đục chạmHình 4: Vẽ phác thảoHình 8: Chà nhámHình 5: Phá phôi phần Hình 6: Tạo hình sản phẩmthô của gỗHình 9: Phun bóngHình 10: Sản phẩm mĩnghệ Nhạn Tháp3 bước để làm ra một sản phẩm đồ gỗ mĩ nghệ:Hình 3: Chọn gỗ Bước 1:Chọn gỗ nguyên liệu. Gỗđể sản xuất đồ mĩ nghệ đượctuyển chọn một cách kĩ lưỡng,phải là gỗ tốt như hương, trắc,cà te, căm xe,…3 bước để làm ra một sản phẩm đồ gỗ mĩ nghệ:Hình 4: Vẽ phác thảoHình 5: Phá phôi phần thô của gỗBước 2: Tiến hành vẽ phác thảotỉ lệ chuẩn trực tiếp lên gỗ vàphá phôi phần thô của khối gỗ.3 bước để làm ra một sản phẩm đồ gỗ mĩ nghệ:Hình 6: Tạo hình sản phẩmHình 10: Sản phẩm mĩnghệ Nhạn ThápHình 7: Đục chạmHình 8: Chà nhámHình 9: Phun bóng Bước 3: Hoàn thành chi tiết sảnphẩm.Đây là bước quan trọngnhất, đòi hỏi người thợ phảikhéo léo, tỉ mỉ, kiên nhẫn vàsáng tạo.3 bước để làm ra một sản phẩm đồ gỗ mĩ nghệ:Bước 1:Chọn gỗ nguyên liệu. Gỗđể sản xuất đồ mĩ nghệ đượctuyển chọn một cách kĩ lưỡng,phải là gỗ tốt như hương, trắc,cà te, căm xe,…Bước 2: Tiến hành vẽ phác thảotỉ lệ chuẩn trực tiếp lên gỗ vàphá phôi phần thô của khối gỗ.Bước 3: Hoàn thành chi tiết sảnphẩm.Đây là bước quan trọngnhất, đòi hỏi người thợ phảikhéo léo, tỉ mỉ, kiên nhẫn vàsáng tạo.Hoạt động 3:Sản phẩm của Làng tiệngỗ mĩ nghệ Nhạn ThápThứ Sáu ngày 11 tháng 3 năm 2022Giáo dục địa phươngLàng nghề tiện gỗ mĩ nghệ Nhạn ThápTrò chơiMỗi tổ sẽ chọn ra 4 bạn nối tiếp nhau lên nối các hìnhsản phẩm đồ gỗ với tên sản phẩm cho phù hợp trong vòng 1phút. Tổ nào chiến thắng sẽ được thưởng một bông hoa.Hãy quan sát các hình sản phẩm đồ gỗ vànối tên sản phẩm cho phù hợp.1. Bộ tượng Phúc Lộc Thọ2. Con cóc3. Đồng hồ4. Lục bình2. Chọn ý đúng thứ tự các bước để làm ra một sản phẩm đồgỗ mĩ nghệ Nhạn Tháp là:a. Chọn gỗ, phá phôi phần thô của gỗ, chàmnhám, tạo hình sản phẩm, đục chạm, phun bóng.b. Chọn gỗ, phá phôi phần thô của gỗ, tạo hìnhsản phẩm, đục chạm, phun bóng, chàm nhám.c. Chọn gỗ, phá phôi phần thô của gỗ, tạo hìnhsản phẩm, đục chạm, chàm nhám, phun bóng.d. Chọn gỗ, tạo hình sản phẩm, phá phôi phầnthô của gỗ, đục chạm, chàm nhám, phun bóng.1098753420162.Thứ tự các bước để làm ra một sản phẩm đồ gỗ mĩ nghệNhạn Tháp là:c. Chọn gỗ, phá phôi phần thôcủa gỗ, tạo hình sản phẩm, đụcchạm, chàm nhám, phun bóng.Thứ Sáu ngày 11 tháng 3 năm 2022Giáo dục địa phươngLàng nghề tiện gỗ mĩ nghệ Nhạn Tháp3. Em có cảm nhận gì về công việc củanhững người thợ khi tạo ra các sảnphẩm gỗ mĩ nghệ? Thứ Sáu ngày 11 tháng 3 năm 2022Giáo dục địa phươngLàng nghề tiện gỗ mĩ nghệ Nhạn Tháp4. Xử lí tình huống:4. Xử lý tình huống sau:Trong buổi tham quan Làng nghề tiện gỗ mĩ nghệNhạn Tháp cùng lớp, bạn An nói rằng: “Làng nghềtiện gỗ mĩ nghệ Nhạn Tháp chỉ làm được lục bìnhthôi”. Bạn Bình cho rằng, bạn An nói không đúng.Theo bạn Bình, Làng nghề tiện gỗ mĩ nghệ NhạnTháp làm ra rất nhiều sản phẩm, trong đó lục bình làsản phẩm chủ lực. Thế là hai bạn cãi nhau. Nếu làbạn cùng lớp, em sẽ nói gì với hai bạn ấy? Theo em,ý kiến bạn nào đúng?BỨC HÌNH BÍ MẬTEm hãy kể tên một sốsản phẩm đồ gỗ được làmra từ Làng nghề tiện gỗmĩ nghệ Nhạn Tháp?Em cần làm gì để giữ gìn, quảng bávề những sản phẩm của Làng nghềtiện gỗ mĩ nghệ Nhạn Tháp?Làng nghề tiện gỗ mĩ nghệNhạn Tháp ở đâu?Thứ tự các bước để làm ra mộtsản phẩm đồ gỗ mĩ nghệNhạn Tháp là gì?Thứ Năm ngày 10 tháng 3 năm 2022Giáo dục địa phươngLàng nghề tiện gỗ mĩ nghệ Nhạn ThápVỀ NHÀ- Hãy giới thiệu với bạnbè, người thân về Làngnghề tiện gỗ mĩ nghệNhạn Tháp.- Tìm hiểu trước bài:“Nghệ thuật bài chòi”tỉnh Bình Định
Xã Ninh Hiệp nằm ở cửa ngõ phía bắc Thủ đô Hà Nội, phía bắc và đông bắc giáp phường Phù Chẩn, Đình Bảng thuộc thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; phía đông và đông nam giáp xã Phù Đổng; phía tây và tây bắc giáp xã Đình Xuyên, Yên Thường, huyện Gia Lâm. Qua con đường Phù Đổng - Trung Mầu, du khách sẽ đến xã Ninh Hiệp tham quan các điểm du lịch văn hóa, làng nghề truyền thống còn lưu danh tới bây giờ và trải nghiệm, mua sắm tại chợ vải nổi tiếng.
Thuốc nam, thuốc bắc - làng nghề lưu danh”
Từ thế kỷ XVII-XVIII, làng nghề thuốc nam Phù Ninh xưa đã là một môn phái trong y học cổ truyền Việt Nam. Ngày nay, nơi đây là nguồn cung cấp các nguyên dược liệu thuốc nam, thuốc bắc và sản phẩm thuốc đã qua sơ chế khắp toàn quốc.
Năm 2009, UBND Thành phố Hà Nội công nhận là “Làng nghề truyền thống thuốc nam, thuốc bắc Ninh Giang, xã Ninh Hiệp” và là một trong những làng nghề tiêu biểu của Thủ đô. Nhà thờ tổ nghề được xây dựng tại thôn 8, xã Ninh Hiệp được địa phương xây dựng năm 2017 nhằm tôn vinh vị tổ nghề và trân quý nghề thuốc.
Nếu nhắc đến nghề tiện gỗ mỹ nghệ ở nước ta không thể không kể đến làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp. Những sản phẩm của ngôi làng truyền thống này đã nổi tiếng khắp cả nước bởi chất lượng và sự tinh xảo; cùng với đó là sự lồng ghép khéo léo để đưa nét đặc trưng của văn hóa tình bình định vào từng sản phẩm. Hãy cùng Thư Viện Gỗ tìm hiểu về làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp nhé!