Ngành Nào Sau Đây Có Vai Trò Bảo Vệ Môi Trường

Ngành Nào Sau Đây Có Vai Trò Bảo Vệ Môi Trường

Trong những ngành nghề trên, ngành lâm nghiệp có vai trò bảo vệ môi trường. Lâm nghiệp phối hợp chặt chẽ giữa việc trồng, bảo vệ và khai thác rừng một cách hợp lí, ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho việc quản lí và bảo vệ rừng.

Trong những ngành nghề trên, ngành lâm nghiệp có vai trò bảo vệ môi trường. Lâm nghiệp phối hợp chặt chẽ giữa việc trồng, bảo vệ và khai thác rừng một cách hợp lí, ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho việc quản lí và bảo vệ rừng.

Thị trường giao dịch CERs ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

Trên thế giới, chứng chỉ CERS được giao dịch trên thị trường dưới 2 hình thức chủ yếu:

Nước ta không thuộc những quốc gia phải cắt giảm khí thải, bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những vùng đất lý tưởng tạo ra lượng CERS tiềm năng, mang lại lợi nhuận lớn từ việc bán CERS bởi các khu rừng ở Việt Nam có thể hấp thụ khí CO2 tốt hơn rất nhiều so với rừng ở các quốc gia khác. Nhiều nhà đầu tư đã chọn Việt Nam để phát triển các dự án CDM.

Hiện nay, Việt Nam đã sở hữu 79 dự án bán tín chỉ giảm phát thải cho các nước phát triển. Điều này giúp các nhà đầu tư trong nước thu về được hàng chục triệu đô la Mỹ mỗi năm. Có thể thấy thị trường giao dịch CERs ở Việt Nam hiện nay rất tiềm năng.

Như vậy, FPT IS đã giải đáp về “CERs là gì?” cho bạn đọc và các thông tin liên quan. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về chứng chỉ giảm phát thải CERs  và tầm quan trọng của nó đối với môi trường.

TTTĐ - Là quốc gia đang phát triển, Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề về suy thoái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đặc biệt là ô nhiễm do rác thải nhựa hay còn gọi là “ô nhiễm trắng”. Lượng rác thải nhựa đang ngày càng gia tăng nếu chúng ta không có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những tác động tiêu cực từ rác thải nhựa sẽ trở nên rất nghiêm trọng.

Nhận thức rõ vấn đề này, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện chính sách, chiến lược để kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa trong sinh hoạt, quản lý chất thải rắn; thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thúc đẩy xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, trong đó chú trọng giảm thiểu, tăng cường tái chế, tái sử dụng, tận dụng tối đa giá trị của rác thải nhựa cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện chương trình Phát huy vai trò của người lao động trong bảo vệ môi trường phối hợp một cách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đã và đang chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về môi trường của người lao động.

Chị Lê Thị Hà, công nhân tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội chia sẻ, trước đây, bản thân chị cũng không quan tâm nhiều đến việc bảo vệ môi trường mà nghĩ đó là việc của các anh, chị lao công, các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, những năm gần đây, chị được nghe nhiều thông tin về tác hại của ô nhiễm môi trường, rồi hệ luỵ biến đổi khí hậu dẫn đến bão lũ, nắng nóng ngày càng khắc nghiệt, gây chết người… Hơn nữa, chị Hà dần thấy cả xã hội đang chung tay trong công tác bảo vệ môi trường, phong trào "nói không với rác thải nhựa" được lan toả rộng rãi…

“Tôi đã nhận thức được việc bảo vệ môi trường vô cùng quan trọng. Muốn có cuộc sống khoẻ, bản thân mỗi người dân phải tự giác bảo vệ môi trường, đặc biệt là tham gia phong trào chống rác thải nhựa. Vì vậy, tôi cũng tự ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ tại gia đình, ở công ty, nơi công cộng”, chị Hà cho biết.

Anh Nguyễn Tiến Dũng, công nhân làm việc tại khu công nghiệp Quang Minh, Hà Nội cũng đã có sự chuyển biến rõ rệt về ý thức tự giác bảo vệ môi trường. Không chỉ vậy, anh còn tuyên truyền đến người thân, dạy con về việc bảo vệ môi trường. Anh Dũng tích cực tham gia các hoạt động dành cho người lao động, chống rác thải nhựa… Theo anh Nguyễn Tiến Dũng, muốn phong trào bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa đi vào cuộc sống, các cơ quan chức năng cần tổ chức những hoạt động thiết thực, cụ thể.

Chẳng hạn, phát động phong trào nhưng phải áp dụng với từng địa điểm, đối tượng cụ thể, chứ không chỉ tuyên truyền chung chung. Phải làm sao để mỗi người dân, công nhân lao động không chỉ trước mắt là một công dân nói không với rác thải nhựa mà luôn ý thức, hành động như vậy. Sau đó, chính họ vận động người thân, gia đình không dùng rác thải nhựa và lan rộng ra thành phong trào rộng lớn trong xã hội.

Thời gian qua, cùng với lực lượng tuyến đầu, những cán bộ, công nhân viên Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco) đã luôn thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng làm tốt công tác vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 và họ cũng chính là những “người hùng thầm lặng”.

Chị Nguyễn Thị Vân, nhân viên môi trường Urenco - chi nhánh Ba Đình (Hà Nội) chia sẻ, mới đầu khi nghe tin một phần khu phố trên địa bàn quận Ba Đình bị phong tỏa vì có bệnh nhân dương tính với Covid-19, chị rất hoang mang, lo lắng về nguy cơ bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với những nguồn rác thải. Tuy nhiên, nhờ ban lãnh đạo công ty quan tâm, chia sẻ kịp thời, cũng như được các nhân viên Trung tâm Y tế quận Ba Đình giải thích về cơ chế lây lan, trang bị thêm các kiến thức phòng dịch, chị Vân đã vượt qua rào cản tâm lý và thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường, góp phần giúp thành phố xanh - sạch – đẹp.

“Nghề của công nhân vệ sinh môi trường là vậy, công việc kết thúc khi hết rác chứ không phải hết ca. Những ngày dịch bệnh diễn ra, nhiều nơi người ta còn bỏ cả khẩu trang ở lòng đường, vỉa hè. Chúng tôi phải gom lại để riêng, xử lý như rác thải nguy hại”, chị Vân chia sẻ và mong mỗi người dân cùng chung tay giữ gìn vệ sinh chung, bỏ rác đúng giờ, đúng nơi quy định; Giữ gìn nhà cửa, ngõ phố sạch sẽ.

Ông Phạm Văn Đức, Phó Tổng Giám đốc Urenco cho biết: “Trong những năm qua, công ty luoonquans triệt, động viên anh chị em công nhân thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong bất kỳ thời điểm và hoàn cảnh nào. Trước những nguy cơ từ đầu dịch Covid-19 xuất hiện đến nay, công ty đã có những hướng dẫn cụ thể cho người lao động về biện pháp phòng tránh lây nhiễm dịch bệnh để anh chị em yên tâm làm việc, góp phần bảo vệ cảnh quan, môi trường thành phố”.

Để người lao động nâng cao ý thức, trách nhiệm với vấn đề bảo vệ môi trường, ngày 19/4/2018, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Tài nguyên và môi trường đã ký kết Chương trình phối hợp về việc bảo vệ tài nguyên môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu và xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 2018-2023.

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện chương trình phối hợp một cách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đã và đang chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về môi trường của người lao động.

Người lao động đã thực sự hiểu rõ vai trò quan trọng của mình trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Cũng trong giai đoạn vừa qua, những điểm sáng trong khắc phục, cải thiện ô nhiễm môi trường từ các dự án, chương trình đã được triển khai cho thấy những hướng đi phù hợp, hiệu quả, cần phát huy nhân rộng.

Bên cạnh đó, các hoạt động mà liên ngành thực hiện như: Nghiên cứu triển khai các đề tài khoa học và sử dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn công tác của mỗi cơ quan; Xây dựng và thực hiện thí điểm mô hình công nhân viên chức lao động tham gia quản lý, giám sát, bảo vệ tài nguyên và môi trường, tổ chức diễn đàn công nhân lao động vì môi trường; Tôn vinh người lao động, cán bộ công đoàn có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp… cũng rất thiết thực và có tác động lan toả rộng rãi, mang lại hiệu quả nhất định trong công tác bảo vệ môi trường.

Thực tế đã có nhiều đơn vị, doanh nghiệp làm rất tốt công tác tuyên truyền, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Người lao động đã thực sự hiểu rõ vai trò quan trọng của mình trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Cũng trong giai đoạn vừa qua, những điểm sáng trong khắc phục, cải thiện ô nhiễm môi trường từ các dự án, chương trình đã được triển khai cho thấy những hướng đi phù hợp, hiệu quả, cần phát huy nhân rộng.

Theo Phó Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (chủ đầu tư hạ tầng KCN Tân Đức, tỉnh Long An) - Trần Hồng Ân, toàn khu có tổng diện tích 545ha, chia làm 2 giai đoạn (giai đoạn 1 diện tích 270ha, giai đoạn 2 diện tích 275ha), có 186 DN thứ cấp đang hoạt động. Chúng tôi luôn phối hợp chặt chẽ ngành chức năng, địa phương trong việc BVMT. Khi về đầu tư, khu đã hoàn thiện hệ thống hạ tầng, nhất là hệ thống xử lý nước thải để bảo đảm xử lý toàn bộ nước thải của các doanh nghiệp thứ cấp hoạt động tại đây. Xác định công tác bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng, thời gian tới, công ty tiếp tục phối hợp chặt chẽ ngành chức năng liên quan trong các hoạt động để vấn đề môi trường, đặc biệt quan tâm tới việc tập huấn cho người lao động các doanh nghiệp về công tác bảo vệ môi trường.

Tiến sĩ Trần Văn Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết: Việc thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong công tác bảo vệ môi trường đã thực hiện theo hướng đồng bộ và toàn diện, đồng thời tiệm cận với các thông lệ, hiệp ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, góp phần thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp. Tiêu biểu như Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Xây dựng năm 2014, Luật Đầu tư công năm 2019, Luật Đầu tư năm 2014, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015, Luật Tài nguyên nước 2012...

Nhờ đó, công tác bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp đã từng bước được các cấp, ngành, doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng quan tâm, chú trọng. Các khu công nghiệp đã góp phần hạn chế phân tán cơ sở sản xuất công nghiệp, di dời cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ nội đô, làng nghề vào khu công nghiệp được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt đối với việc xử lý nước thải, chất thải rắn, khí thải. Trong số 280 khu công nghiệp đang hoạt động (20 khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế), 250 khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định, đạt 89,28%.

Nhiều địa phương có Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý khu công nghiệp và các ngành chức năng có liên quan trong công tác quản lý nhà nước về môi trường. Các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đều có bộ phận phụ trách về môi trường, hoặc bố trí cán bộ có chuyên môn phù hợp để quản lý, vận hành hệ thống xử lý chất thải, kiểm soát môi trường. Các doanh nghiệp đầu tư thứ cấp trong khu công nghiệp có bộ phận chuyên môn, hoặc nhân sự có chuyên môn phù hợp phụ trách về bảo vệ môi trường tùy theo quy mô hoạt động và các vấn đề môi trường phát sinh; tuyên truyền để người lao động làm tốt công tác bảo vệ môi trường.

Môi trường là vấn đề hệ trọng, là điều kiện sinh tồn của mỗi quốc gia. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn dân, toàn xã hội, trong đó có những người lao động đang làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, khi mà trách nhiệm bảo vệ môi trường cần sự chung tay của tất cả mọi người.

Người lao động là người sử dụng, giải quyết các công việc hàng ngày liên quan đến môi trường, nhất là tại các khu công nghiệp; là người bảo vệ và cũng có thể vô tình xâm hại môi trường. Do đó, người lao động cần nâng cao ý thức, thực hiện tốt vai trò giám sát và cũng là những tuyên truyền viên và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường hiệu quả nhất.