Quy định Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO (Certificate of Origin) là các quy tắc, quy chuẩn và quy định pháp lý quy định về việc xác nhận và cấp CO cho hàng hóa xuất khẩu từ một quốc gia nhằm xác định nguồn gốc và xuất xứ của hàng hóa đó. Quy định về CO có mục đích đảm bảo tính công bằng cạnh tranh, đảm bảo chất lượng hàng hóa, và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Hiểu rõ tầm quan trọng trong quy định CO, TACA sẽ gửi đến quý doanh nghiệp những thông tin chi tiết nhất về quy định Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thông qua bài viết dưới đây:
Quy định Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO (Certificate of Origin) là các quy tắc, quy chuẩn và quy định pháp lý quy định về việc xác nhận và cấp CO cho hàng hóa xuất khẩu từ một quốc gia nhằm xác định nguồn gốc và xuất xứ của hàng hóa đó. Quy định về CO có mục đích đảm bảo tính công bằng cạnh tranh, đảm bảo chất lượng hàng hóa, và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Hiểu rõ tầm quan trọng trong quy định CO, TACA sẽ gửi đến quý doanh nghiệp những thông tin chi tiết nhất về quy định Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thông qua bài viết dưới đây:
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 81/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại thì giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ được áp dụng đối với các đối tượng như sau:
1. Thương nhân thực hiện khuyến mại, gồm:
a) Thương nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trực tiếp thực hiện khuyến mại hoặc thực hiện khuyến mại thông qua các thương nhân phân phối (bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại và các thương nhân phân phối khác theo quy định của pháp luật);
b) Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó.
2. Thương nhân trực tiếp tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, gồm:
a) Thương nhân tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại hoặc tổ chức cho các thương nhân khác, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại (thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại);
b) Thương nhân trực tiếp hoặc thuê thương nhân khác tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cho riêng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh.
Như vậy, ta có thể thấy các đối tượng áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa chủ yếu là các doanh nhân kinh doanh buôn bán, các thương nhân, thương lái. Sở dĩ như vậy là vì những đối tượng này là những đối tượng có công việc liên quan trực tiếp đến đối tượng kinh doanh là hàng hóa. Việc đáp ứng và đảm bảo về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là yêu cầu tất yếu theo đúng quy định pháp luật.
Trên thực tế, thương nhân thực hiện xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bằng nhiều hình thức khác nhau, do đó, với mỗi trường hợp cụ thể, sẽ có một quy trình cấp giấy chứng nhận khác nhau. Cụ thể như sau:
a.Trường hợp thương nhân đính kèm hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền.
b.Trường hợp thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trực tiếp tại trụ sở của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
c. Trường hợp thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua bưu điện.
d. Trong trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không rõ ràng, không chứng minh được hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ, có dấu hiệu gian lận về chuyển tải, hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó.
(1) Đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu tiên phải đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chỉ được xem xét cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi đã đăng ký hồ sơ thương nhân đầy đủ và hợp lệ theo Điều 13 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.
(2) Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Theo Điều 16 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo những cách sau:
– Khai báo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo biểu mẫu điện tử sẵn có trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền.
– Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trực tiếp tại trụ sở của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa,
– Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua bưu điện.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.
(3) Trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
*Trường hợp thương nhân khai báo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa điện tử, quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện theo các bước sau đây:
– Thương nhân đính kèm các chứng từ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng điện tử. Các chứng từ này phải được thương nhân xác thực bằng chữ ký số do cơ quan có thẩm quyền cấp. Bản giấy của các chứng từ này không cần phải nộp lại cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
– Trong thời hạn 6 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ dưới dạng điện tử, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo trên hệ thống kết quả xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho thương nhân;
– Trong thời hạn 2 giờ làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được khai hoàn chỉnh và hợp lệ dưới dạng bản giấy nêu tại điểm a, b khoản 1 Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng bản giấy.
*Trường hợp thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trực tiếp tại trụ sở của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện theo các bước sau đây:
– Thương nhân nộp các chứng từ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng bản giấy;
– Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 8 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đầy đủ và hợp lệ.
*Trường hợp thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua bưu điện thì
Thời gian trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là 24 giờ làm việc kể từ khi cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đầy đủ và hợp lệ theo ngày ghi trên bì thư
(Điều 16 Nghị định 31/2018/NĐ-CP)
Khoản 1 Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
– Cho sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu;
– Cho sản phẩm không cố định (có thay đổi về định mức số lượng, định mức trọng lượng, mã HS, trị giá và nguồn cung nguyên liệu đối với cả nguyên liệu đầu vào hoặc sản phẩm đầu ra mỗi lần cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa).
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP;
– Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
– Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không phải khai báo hải quan theo quy định của pháp luật không cần nộp bản sao tờ khai hải quan;
– Bản sao hóa đơn thương mại (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
– Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn.
Thương nhân được xem xét không cần nộp chứng từ này trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa có hình thức giao hàng không sử dụng vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác theo quy định của pháp luật hoặc thông lệ quốc tế;
– Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo mẫu do Bộ Công Thương quy định;
– Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước theo mẫu do Bộ Công Thương quy định trong trường hợp nguyên liệu đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác;
– Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
– Trong trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 31/2018/NĐ-CP;
Hoặc yêu cầu thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung các chứng từ dưới dạng bản sao (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) như:
+ Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất);
+ Hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất);
+ Giấy phép xuất khẩu (nếu có);
+ Chứng từ, tài liệu cần thiết khác.