Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2024 - 2025 có thể giảm tới 20%, xuống còn 1,47 triệu tấn và là mức thấp nhất trong 4 năm gần đây (năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 1,61 triệu tấn cà phê). Điều này gây áp lực lên nguồn cung Robusta thế giới.
Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2024 - 2025 có thể giảm tới 20%, xuống còn 1,47 triệu tấn và là mức thấp nhất trong 4 năm gần đây (năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 1,61 triệu tấn cà phê). Điều này gây áp lực lên nguồn cung Robusta thế giới.
Không chỉ sản lượng cà phê trong nước, tình hình xuất khẩu cà phê ra các thị trường lớn cũng rất khả quan.
Tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2022, xuất khẩu cà phê đã đem về 2,8 tỷ USD, tăng 40% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8/2022 Việt Nam xuất khẩu 112.531 tấn cà phê với kim ngạch 266 triệu USD, giảm 4% về lượng nhưng tăng 13% về kim ngạch so với tháng 8/2021.
Giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam trong tháng 8/2022 ước đạt 2.336 USD/tấn, tăng 1,6% so với tháng 7/2022 và tăng 16,1% so với tháng 8/2021. Tính chung 8 tháng năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.268 USD/tấn, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Đức là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu 341 triệu USD, chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2021; tương ứng chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Tiếp đến là thị trường Bỉ, đạt 213 triệu USD, tăng trưởng tới 220%; thị trường Italia đạt 209 triệu USD, tăng 32%… Xuất khẩu sang Mexico trong 8 tháng năm 2022 cũng ghi nhận tăng trưởng tới hơn 59 lần so với cùng kỳ năm 2021, từ 0,7 triệu USD lên 41,4 triệu USD. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê Robusta sang một số thị trường giảm về lượng, như: Nhật Bản, Angieri, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Robusta là chủng loại xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Robusta là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất, chiếm 78% kim ngạch và 91% về lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam; tăng trưởng 20,1% về khối lượng xuất khẩu và tăng 48,7% về giá trị kim ngạch.
Trong gian đoạn 2021 – 2025, định hướng phát triển cà phê Việt Nam là: Mở rộng diện tích tái canh, nâng cao năng suất, sản lượng cà phê.
Trong Hội nghị “Đánh giá kết quả thực hiện tái canh cà phê giai đoạn 2014 – 2020 và định hướng cho giai đoạn 2021 – 2025” được tổ chức ngày 24/6 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk, tình hình sản xuất cà phê trong nước ở Việt Nam được đánh giá như sau:
Năm 2021 cả nước có 20 tỉnh trồng cà phê với tổng diện tích đạt 710,59 ngàn ha, tăng khoảng 67,37 ngàn ha so với năm 2015, trong đó Tây Nguyên là vùng sản xuất cà phê chính của cả nước. Năng suất cà phê năm 2021 đạt 28,2 tạ/ha và sản lượng cà phê nhân ước đạt 1,816 triệu tấn. Đến hết năm 2021, Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, trong đó đứng thứ nhất thế giới nhiều năm liền về sản xuất và xuất khẩu cà phê vối.
Trong giai đoạn 2014 – 2020, lũy kế diện tích tái canh và ghép cải tạo cà phê cả nước được 166.579,2 ha, trong đó các tỉnh Tây Nguyên đã thực hiện tái canh, ghép cải tạo được 129.008,4 ha cà phê, đạt trên 107,5% kế hoạch.
Mục tiêu giai đoạn 2021 – 2025, trồng tái canh và ghép cải tạo khoảng 107 ngàn ha cà phê; trong đó, trồng tái canh 75 ngàn ha, ghép cải tạo 32 ngàn ha. Năng suất vườn cà phê sau khi trồng tái canh và ghép cải tạo ở thời kỳ kinh doanh ổn định đạt bình quân 3,5 tấn nhân/ha. Thu nhập/ha cà phê sau khi trồng tái canh và ghép cải tạo tăng 1,5 – 2 lần so với trước khi tái canh.
Đối với các diện tích cà phê không có tưới, đất quá dốc, tầng đất mỏng chuyển đổi sang cây trồng khác; diện tích cà phê già cỗi bắt buộc phải tái canh thì cần xác rõ định diện tích có thể tái canh ngay, diện tích cần phải luân canh 1, 2 hay 3 năm… kết hợp trồng xen cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam đang đón các tín hiệu khởi sắc. Các bộ, ban ngành cũng đã dành nhiều sự quan tâm đến vấn đề canh tác, sản xuất, xuất khẩu cà phê. Từ đó nâng cao đáng kể lợi nhuận của toàn ngành.
Cà phê Việt Nam đang có cơ hội phát triển, đẩy mạnh tình hình xuất khẩu sang nước Anh khi hiệp định tự do thương mại Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực.
Với những điều kiện thuận lợi, giá xuất khẩu cà phê ở Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục tăng.
Trên đây, 43 Factory Coffee Roaster đã gửi đến bạn đọc các thông tin về tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam. Theo dõi chúng tôi để biết thêm các thông tin cà phê hữu ích khác.
– Body coffee là gì? Những điều bạn chưa biết về body coffee
– Cách uống cà phê tốt cho sức khỏe theo ý kiến chuyên gia
Cà phê Robusta Việt Nam liên tục thắng lớn ở các “đấu trường” quốc tế ở phân khúc cao cấp trong 6 năm vừa qua đã cho thấy vị thế và giá trị của của ngành hàng tuy còn non trẻ nhưng đầy triển vọng.
Những năm gần đây, tại các hội chợ cà phê quốc tế ở Mỹ, Ý, Nhật, Hàn Quốc, cà phê đặc sản Robusta từ Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Các nhà rang xay, nhà nhập khẩu đánh giá rất cao, quan tâm kết nối và đã có những lô hàng xuất khẩu số lượng lớn loại mặt hàng này.
Kể từ thời điểm đó, cà phê Robusta đặc sản Việt Nam lần đầu tiên được dùng tại một số cuộc thi pha chế cà phê danh tiếng tại Úc và Mỹ, đánh dấu bước chuyển mình nâng cao danh tiếng và giá trị hạt cà phê Việt Nam. Đáng chú ý, tại Cuộc thi “Cup Odjeta Swan 2024" do Greater China Coffee Industry Elite Forum (GCEF) tổ chức diễn ra từ tháng 8 – 10/2024, cà phê Robusta đặc sản Việt Nam đã đoạt giải cao nhất.
Tranh tài cùng với 8.000 mẫu dự thi đến từ các nước trồng cà phê Robusta lớn trên thế giới, các mẫu cà phê Robusta Việt Nam xuất sắc góp mặt trong tất cả 5 nhóm giải: Top 3 cà phê Robusta của năm; top 10 cà phê Robusta tiết kiệm chi phí nhất; Robusta đặc trưng tốt nhất; top 10 loại cà phê Robusta được khuyên dùng và Robusta có hương vị đặc biệt.
Ông Lê Đình Tư - Giám đốc Công ty TNHH MTV Minudo Farm-Care cho biết doanh nghiệp có sản phẩm tham gia Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2024 với mục tiêu khẳng định vị thế và giá trị cho cà phê Robusta Việt Nam. “Thật sự bất ngờ và xúc động khi sản phẩm của công ty chúng tôi đã các vòng chấm điểm gắt gao của hàng nghìn chuyên gia và cộng đồng để giành giải Nhất của cuộc thi” - ông Tư cho biết.
Cuộc thi trên không chỉ nâng cao giá trị và hình ảnh của cà phê Việt Nam mà còn khẳng định cà phê Robusta Việt Nam đang đi đúng hướng, chinh phục được thị trường cao cấp bằng loại Robusta đặc sản. Điều này đã góp phần khuyến khích các nhà sản xuất trong nước đầu tư vào chất lượng và phát triển bền vững. Đồng thời, nó còn tạo động lực lớn để các đối tác tin cậy vào sản phẩm cà phê Robusta Việt Nam.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột Trịnh Đức Minh: “Cuộc thi Cup Odjeta Swan 2024 đã tôn vinh những sản phẩm cà phê Robusta xuất sắc. Sự thành công của các doanh nghiệp không chỉ là niềm tự hào của riêng thương hiệu mà còn khẳng định rằng, cà phê Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh và tỏa sáng trên thị trường quốc tế”.
Trong những năm gần đây, ngành cà phê Việt Nam hiện liên tục có những bước tiến về cải tổ chất lượng và giá trị sản phẩm. Cà phê Robusta vốn gắn liền với cà phê thương mại và cà phê hòa tan thì nay càng có nhiều người quan tâm hơn đến dòng cà phê Robusta đặc sản. Chính vì sự xuất hiện của cà phê Robusta đặc sản nó đã mở ra cơ hội mới cho các nhà sản xuất cà phê Việt Nam thâm nhập và khai thác thị trường cao cấp, góp phần tạo nên sự đa dạng cho ngành cà phê.
Ông Adi W.Taroepratjeka - Trưởng Ban giám khảo chung kết Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2024 chia sẻ: “Trước đây có rất nhiều người không thích cà phê Việt Nam vì hương vị đắng, nhưng những năm gần đây, cà phê Robusta của Việt Nam đang dần chinh phục người tiêu dùng trên thế giới bởi có các mùi hương độc đáo như siro, đường của trái cây, các loại trái cây nhiệt đới và đặc biệt là hương mộc sang trọng, đắt tiền…
Bên cạnh đó, hoạt động quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm cà phê đặc sản Việt Nam đã được đẩy mạnh bởi Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột phối hợp với các hội viên Chi hội Cà phê đặc sản ở các địa phương: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang… Qua đó, từng bước đưa thương hiệu cà phê đặc sản Việt Nam vươn ra quốc tế, tiếp cận với các thị trường mới nổi về cà phê như Trung Quốc.
Đáng chú ý, trong tháng 11/2024 này, Hiệp hội sẽ có 6 mẫu cà phê Robusta và 6 mẫu cà phê Arabica tham gia sự kiện Café Show tại Hàn Quốc. Đây cũng là dịp giới thiệu với nước bạn văn hóa thưởng thức cà phê pha phin của người Việt Nam, cũng như để người tiêu dùng Hàn Quốc biết đến cà phê đặc sản Việt Nam, nhất là cà phê Fine Robusta Việt Nam./.
Nếu đầu năm mới 2024, giá gạo có xu hướng hạ nhiệt sau cơn "bão giá" kéo dài thì giá cà phê vẫn tiếp đà tăng mạnh. Loại hạt này đang sốt giá trên toàn cầu do nguồn cung khan hiếm.
Kết thúc phiên giao dịch 31/1, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe - London kỳ hạn tháng 3 ở ngưỡng 3.305 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 5 là 3.168 USD/tấn.
So với thời điểm cuối tháng 12 năm ngoái, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 3 tăng 16,3%, kỳ hạn giao tháng 5 tăng 14,9%. Còn so với cùng kỳ năm 2023, cà phê Robusta tăng lần lượt là 62,2% và 57,5%.
Các nhận định cho thấy, giá cà phê Robusta tăng vọt do dữ liệu báo cáo tồn kho ICE giám sát ngày 22/1 đã giảm xuống mức thấp kỷ lục kể từ năm 2014. Điều này khiến nhà đầu cơ và các quỹ tiếp tục đẩy mạnh mua vào.
Cùng với đó, cước vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa thế giới do định tuyến vận chuyển kéo dài (phải đi vòng qua Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi) khiến mặt hàng cà phê trên thế giới càng khan hiếm hơn.
Thời tiết khô hạn khiến sản lượng cà phê từ một số quốc gia xuất khẩu lớn trên thế giới như Brazil, Việt Nam... sụt giảm nên mối lo thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn vẫn còn.
Đặc biệt, trong năm 2023, do kinh tế khó khăn tác động, các nhà rang xay thắt chặt chi phí sản xuất và người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Do đó, họ tìm đến cà phê Robusta như một giải pháp thay thế.
Những nguyên nhân trên góp phần thúc đẩy loại hạt này sốt giá trên toàn cầu.
Việt Nam là quốc gia có sản lượng cà phê đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Brazil. Riêng sản lượng cà phê Robusta, nước ta đứng đầu thế giới.
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, trên thị trường thế giới cà phê đang trong cơn "bão giá" vì mất cân bằng cung - cầu. Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu lớn nên hưởng lợi.
Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2023 nước ta xuất khẩu khoảng 1,61 triệu tấn cà phê, thu về 4,18 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu cà phê lập kỷ lục lịch sử.
Tháng 1/2024, xuất khẩu cà phê đạt 620 triệu USD, tăng đột biến 103% so với tháng cùng kỳ năm ngoái.
Hiện giá cà phê tại thị trường nội địa tăng theo từng ngày, liên tục phá đỉnh lịch sử. Cụ thể, tại Đắk Lắk, giá cà phê nhân xô tăng lên mức 79.000 đồng/kg; ở Lâm Đồng có giá 78.200 đồng/kg; Gia Lai là 78.800 đồng/kg; Đắk Nông giá 79.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên trung bình đạt 78.900 đồng/kg. So với cùng kỳ năm 2023, giá cà phê tăng đã tăng 85,6%. Đây cũng là mức giá cao nhất lịch sử, giúp người nông dân trúng đậm bởi đang vào vụ thu hoạch loại hạt này.
Trong bài chia sẻ mới đây, ông Phan Minh Thông, Tổng giám đốc Công ty CP Phúc Sinh, nhớ lại chuỗi ngày cà phê tăng giá trong suốt một năm qua.
Theo ông, từ mức giá mơ ước 34.000 đồng/kg, đầu năm 2023 hạt cà phê tăng lên 48.000 đồng/kg. Lần đầu tiên sau 15 năm, giá cà phê mới tăng lên mức này. Nông dân và các nhà cung cấp nhỏ bán ra ồ ạt với số lượng lớn, đến khi giá cà phê lên 50.000 đồng/kg thì hết sạch hàng.
Tháng 5/2023, giá cà phê tăng phi mã. Sang đầu tháng 6, cà phê khan hiếm giá tiếp tục tăng mạnh và lập kỷ lục lịch sử 67.000 đồng/kg vào tháng 7/2023.
“Lần đầu tiên trong 25-30 năm qua, rất nhiều cuộc khảo sát về vùng nguyên liệu cà phê được tiến hành. Gần như các kho hàng cà phê trống rỗng, không có lấy một vài bao”, ông Thông nói.
Từ cuối năm ngoái đến nay, giá cà phê vào đà tăng phi mã, vượt qua mốc 70.000 đồng/kg và hiện sắp chạm ngưỡng 80.000 đồng/kg.
Việt Nam là nước sản xuất và cung cấp Robusta số 1 thế giới nhiều năm nay. Cả thế giới quen với việc mua cà phê Robusta của Việt Nam với giá rẻ. Các nhà rang xay trên thế giới đã thay đổi công thức rang xay của họ với thành phần lớn là Robusta Việt Nam.
Ông Thái Như Hiệp - Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê, ca cao Việt Nam thông tin: “Các nhà nhập khẩu trên thế giới đang tìm về Việt Nam mua cà phê”. Thực tế cho thấy, năm qua các doanh nghiệp gần như “vét sạch” kho hàng để xuất khẩu. Điều này khiến tồn kho giảm mạnh và năm 2023 cũng là lần đầu tiên trong lịch sử khi chỉ đến tháng 6, người dân đã không có cà phê để bán.
Theo tính toán của Bộ NN-PTNT, sản lượng cà phê năm 2024 sẽ giảm xuống mức 1,66 triệu tấn. Song, kim ngạch xuất khẩu cà phê kỳ vọng đạt 5 tỷ USD nhờ giá neo ở mức cao.
Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam dự báo, niên vụ 2023-2024 ngành cà phê Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi trong năm nay nhờ giá cà phê Robusta duy trì ở mức cao, thậm chí có thể lập đỉnh vì lo ngại thiếu hụt nguồn cung. Giá cà phê nhân xô Việt Nam trong năm nay có thể ở mức cao nhất thế giới.