Vì cuộc sống mưu sinh, không ít người lựa chọn học tập xa nhà, làm việc xa quê hương hay những con vì tiếng gọi tình yêu mà lấy chồng xa nhà. Có những người vài tháng được về nhà một lần, có những người phải cả năm dài tranh thủ về quê dịp nghỉ Tết nhưng cũng có người không thể về quây quần bên gia đình, ăn một bữa cơm trọn vẹn. Xin gửi đến bạn những stt xa nhà, những câu nói, status xa nhà hay nhất.
Vì cuộc sống mưu sinh, không ít người lựa chọn học tập xa nhà, làm việc xa quê hương hay những con vì tiếng gọi tình yêu mà lấy chồng xa nhà. Có những người vài tháng được về nhà một lần, có những người phải cả năm dài tranh thủ về quê dịp nghỉ Tết nhưng cũng có người không thể về quây quần bên gia đình, ăn một bữa cơm trọn vẹn. Xin gửi đến bạn những stt xa nhà, những câu nói, status xa nhà hay nhất.
VOV.VN - Người chồng chán nản khi đi làm xa mà vợ ở nhà qua lại với người khác, dù muốn chia tay nhưng nghĩ đến hai con lại không thể.
Cô vừa sinh con thứ ba được gần 4 tháng. Đứa đầu vừa học xong lớp Một, đứa nhỏ 4 tuổi, giờ thêm 1 đứa ẵm ngửa, không có người nhà giúp nên cô xác định mình chỉ làm online là chính, dành thời gian ở nhà đưa đón con đi học, chăm sóc con nhỏ và nghỉ ngơi giữ sức sau sinh.
Chồng cô làm cho một công ty xây dựng tư nhân, tuy nhỏ nhưng khá đều việc. Do tính chất làm công trình, công việc không chủ động, nhiều khi mấy đêm không được về nhà nhưng những lúc về nhà, anh vẫn đỡ đần việc nọ việc kia cho cô. Nhất là khi con ốm đột xuất hay có việc gì cần sự có mặt của anh ngay thì chỉ sau 1-2 tiếng là anh đã ở bên cô, cùng cô giải quyết được.
Cô làm môi giới bất động sản nên ngay cả lúc mới sinh con được hơn tháng cũng tranh thủ đi làm được. Cô phối hợp với một cậu em đồng nghiệp chuyên chạy vòng ngoài, cô lo giới thiệu, quảng bá, hoàn thiện các thủ tục pháp lý cho khách. Vì vậy, thu nhập của cô vẫn có đồng ra đồng vào.
Vấn đề là công trình của chồng cô ở Hà Nội đã đi đến giai đoạn cuối và chồng cô bị điều lên Thái Nguyên làm việc trong 2 năm tới. So với ở Hà Nội, thu nhập ở Thái Nguyên cao hơn, trừ hết tiền ăn ở, đi lại, chi dùng cá nhân, chồng cô còn đưa về cho vợ được gần 15 triệu.
Số tiền đó đủ để bốn mẹ con cô tiêu pha trong tháng. Nhưng như vậy cũng đồng nghĩa cô phải một mình xoay xở với 3 đứa con, không chỉ rất vất vả mà hầu như không có thời gian tranh thủ đi làm được. Cô cũng sợ lúc con ốm, một mình cô khó mà chu toàn được mọi việc.
Nếu chồng cô không chuyển đến nơi khác thì phải trong tình trạng chờ việc ở Hà Nội, chấp nhận không lương chưa biết kéo dài bao lâu. Vợ chồng cô đang rất phân vân với những thay đổi công việc của chồng, thấy lựa chọn nào cũng khó khăn quá.
Thanh Tâm rất chia sẻ với nỗi lo lắng của bà mẹ trẻ, hướng dẫn cô so sánh những điều thiệt-hơn của 2 lựa chọn để xem lựa chọn nào ít khó khăn hơn. Đặc biệt, phương án nào ưu tiên việc phục hồi sức khoẻ sau sinh cho cô, giữ cân bằng tình cảm vợ chồng cô và chăm sóc các con chu đáo, an toàn thì nên chọn trong thời điểm này.
Nếu quỹ dự phòng thất nghiệp của vợ chồng cô chưa có nhiều, không đủ co kéo trong 6 tháng đến 1 năm thì chồng cô vẫn cần duy trì thu nhập. Nhưng cần có phương án người hỗ trợ khi bốn mẹ con thực sự cần. Bên cạnh đó, việc đi làm xa nhà, ăn uống không đảm bảo, chỗ nghỉ không tiện lợi sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ của chồng cô.
Còn thực tế, công việc xây dựng của chồng cô không quá khó tìm việc làm thời vụ ở Hà Nội nên nếu có khoản dự phòng thì chồng cô yên tâm lựa chọn tạm thời thất nghiệp. Việc có chồng bên cạnh thời điểm này không chỉ khích lệ tinh thần của cô, còn giúp cô có thể tranh thủ làm việc khi cần, các con được đưa đón an toàn...
Thanh Tâm cũng nhấn mạnh với cô, không có lựa chọn hoàn hảo mà chỉ có lựa chọn phù hợp từng thời điểm. Vì vậy quan trọng nhất là vợ chồng bàn bạc, thống nhất lựa chọn, sau này không trách cứ nhau vì lựa chọn này.