Việt Nam Chiến Đấu Với

Việt Nam Chiến Đấu Với

Bên cạnh các tàu chiến đấu mặt nước thế hệ mới như hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, tên lửa tấn công nhanh Monliya, Hải quân nhân dân Việt Nam còn sử dụng nhiều loại tàu pháo, tàu tên lửa, hộ vệ săn ngầm… đã được cải tiến, nâng cấp.

Bên cạnh các tàu chiến đấu mặt nước thế hệ mới như hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, tên lửa tấn công nhanh Monliya, Hải quân nhân dân Việt Nam còn sử dụng nhiều loại tàu pháo, tàu tên lửa, hộ vệ săn ngầm… đã được cải tiến, nâng cấp.

Một số hình ảnh về một số tàu chiến đấu mặt nước của Hải quân Việt Nam

Bộ đội Hải quân tiếp quản cảng Sài Gòn, tháng 5.1975

Trực thăng UH-1A của Trung đoàn không quân 917 hạ cánh trên tàu đổ bộ LST (chiến lợi phẩm) của Hải quân nhân dân Việt Nam, tháng 5.1977

Tàu HQ-01 của Hải quân nhân dân Việt Nam trực chiến đấu tại cảng Kompong Som (Campuchia) trong chiến dịch truy quét tàn quân Pol Pot, làm nhiệm vụ quốc tế giúp nước bạn Campuchia

Biên đội tàu chiến đấu của Hải quân nhân dân Việt Nam cơ động đánh địch trên vùng biển Tây Nam, năm 1979

Tàu HQ-03 của Hạm đội 171 (nay là Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân) vào vị trí công kích, tiêu diệt tàn quân Pol Pot ở cảng Kompong Son (Campuchia), ngày 10.1.1979

Tàu của Hải đội 812, Lữ đoàn 171 Hải quân làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ở khu vực biển đảo Nam Yết (Trường Sa) năm 1995

Tàu đổ bộ của Hải quân nhân dân Việt Nam vận chuyển xe tăng, thiết giáp trong chiến dịch Tây Nam, 1978

Biên đội tàu HQ-13, HQ-501 của Hạm đội 171 (nay là lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân) tham gia diễn tập hiệp đồng hải quân - không quân chiến đấu bảo vệ Trường Sa, diễn ra lần đầu tiên vào tháng 4.1976

Tàu hộ vệ săn ngầm Petya trong đội hình chiến đấu

Sử dụng pháo phòng không trên tàu hộ vệ săn ngầm

Tàu hộ vệ săn ngầm Petya phóng ngư lôi diệt ngầm

Huấn luyện thả bom chìm trên biển

Vũ khí chống ngầm trên tàu hộ vệ chống ngầm lớp Petya

Tàu hộ vệ săn ngầm 18 của Vùng 2 Hải quân trực bảo vệ chủ quyền trên khu vực DK1

Tàu hộ vệ chống ngầm 13 phóng rocket RBU-6000 chống tàu ngầm

Biên đội tàu hộ vệ chống ngầm tuần tiễu trên thềm lục địa phía nam

Tàu 17 trực bảo vệ căn cứ quân sự Cam Ranh, Khánh Hòa

Mai Thanh Hải – Vũ Hưởng – Duy Khánh – Xuân Cường (thực hiện)

Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành

Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Quân đội ta đã xây đắp nên truyền thống rất vẻ vang, được khái quát cô đọng trong lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc, bản chất, truyền thống tốt đẹp, những chiến công oanh liệt của Quân đội và nhân dân ta.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954). Thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang phát triển mạnh mẽ, cùng Nhân dân ta nhất tề đứng lên, quyết chiến đấu với quân xâm lược. Bắt đầu đêm 19/12/1946 - kháng chiến toàn quốc bùng nổ đến loại khỏi toàn bộ thực dân xâm lược bằng sự kiện 56 ngày đêm của Chiến dịch Điện Biên Phủ (13/3 - 7/5/1954) đã khẳng định được đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, đồng thời là minh chứng cho sự phát triển vượt bậc của Quân đội ta sau 10 năm xây dựng, chiến đấu và chiến thắng vẻ vang (1944 - 1954).

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975). Miền Bắc hoàn toàn giải phóng và bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, tháng 3/1957, Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (mở rộng) ra Nghị quyết về vấn đề xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, Nghị quyết chỉ rõ: “Phương châm xây dựng quân đội của chúng ta là tích cực xây dựng một quân đội nhân dân hùng mạnh tiến dần từng bước đến chính quy hoá và hiện đại hoá”. Từng bước trưởng thành, từ lực lượng chủ yếu là bộ binh với tổ chức chưa thật thống nhất, vũ khí, trang bị còn thiếu thốn đã trở thành Quân đội chính quy, ngày càng hiện đại, gồm các lực lượng: Lục quân, Hải quân, Phòng không - Không quân tạo nền móng cho xây dựng Quân đội tiến tới chính quy, hiện đại, sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ mới của cách mạng với 2 nhiệm vụ ở 2 miền Nam, Bắc.

Ở miền Bắc, Quân đội đã tích cực tham gia công tác tiếp quản các thành phố, thị xã và các vùng do quân Pháp chiếm đóng trước đây. Thực hiện tốt nhiệm vụ quân quản, phối hợp với các lực lượng công an nhanh chóng thiết lập trật tự, trị an, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, đấu tranh chống địch bắt người, cướp của, phá hoại tài sản công cộng.

Ở miền Nam, Quân đội tiếp tục thực hiện đánh đuổi Mỹ - Diệm; đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Phối hợp 2 miền Nam, Bắc đánh bại chiến dịch Linebacker I, chiến dịch Linebacker II và chiến thắng dòn giã với trận “Điện Biên Phủ trên không”. Những thắng lợi to lớn của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam, cùng với  Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" đã buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973), rút quân về nước. Tuy nhiên, ngụy quyền Sài Gòn ngang nhiên vi phạm Hiệp định, ráo riết thực hiện kế hoạch “tràn ngập lãnh thổ”, đẩy mạnh lấn chiếm vùng giải phóng của ta.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, theo đề nghị của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, từ cuối năm 1973 đến đầu năm 1975, Bộ Chính trị đã phê chuẩn việc thành lập các quân đoàn: Quân đoàn 1 (10/1973), Quân đoàn 2 (5/1974), Quân đoàn 4 (7/1974), Quân đoàn 3 (3/1975) và Đoàn 232 (tương đương quân đoàn, 2/1975). Việc thành lập các quân đoàn chủ lực đã đánh dấu bước phát triển mới của Quân đội nhân dân Việt Nam, tạo thế và lực cho chiến thắng của Chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Trị Thiên - Huế,  chiến dịch Đà Nẵng và  phối hợp với lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương, bộ đội ta tiến công giải phóng các tỉnh Bình Định, Phú Yên (1/4/1975), Khánh Hòa (3/4/1975)…giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn được lấy tên là “Chiến dịch Hồ Chí Minh” với chỉ đạo: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, ngày 26/4, quân ta hình thành thế bao vây Sài Gòn từ 5 hướng, do các Quân đoàn 1, 2, 3, 4, Đoàn 232 và Sư đoàn 8 (Quân khu 8) đảm nhiệm. 17 giờ ngày 26/4, chiến dịch bắt đầu. Sau nhiều trận chiến đấu quyết liệt đánh chiếm vòng ngoài thắng lợi, sáng 30/4, quân ta tổng công kích vào nội thành Sài Gòn, nhanh chóng thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu then chốt; 10 giờ 45 phút, lực lượng thọc sâu của Quân đoàn 2 đánh chiếm Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn, buộc tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện. 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ của Quân Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Song song với các cuộc tiến công trên bộ giành thắng lợi, thực hiện chỉ đạo của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh, Quân chủng Hải quân đã khẩn trương chuẩn bị lực lượng, tranh thủ thời cơ, mưu trí, táo bạo, bất ngờ tiến công lần lượt giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa: Song Tử Tây (14/4), Sơn Ca (25/4), Nam Yết (27/4), Sinh Tồn (28/4), Trường Sa (29/4). Đây là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, góp phần giữ vững chủ quyền quốc gia ở quần đảo Trường Sa.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975 - 2024). Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc thắng lợi, các đơn vị Quân đội đứng chân trên các vùng mới được giải phóng đã phối hợp với ủy ban quân quản các cấp, khẩn trương xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng cơ sở, xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang địa phương; tổ chức cải tạo binh lính cảnh sát của bộ máy chính quyền cũ, trấn áp các phần tử và tổ chức phản động,… Đồng thời, các đơn vị đã tích cực tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế, tham gia xây dựng nhiều công trình trọng điểm trên mọi miền đất nước.

Sau đại thắng mùa Xuân 1975, Quân đội ta lại phải tiến hành cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt; chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Quân đội luôn thực hiện tốt chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất, đóng góp xứng đáng vào thành tựu chung của đất nước.

Trải qua các giai đoạn lịch sử, hình ảnh, phẩm chất cao quý của “Bộ đội cụ Hồ” càng được tô thắm, luôn vững vàng ý chí trên mọi trận tuyến mới. Lịch sử dân tộc Việt Nam mãi ghi dấu ấn về hình ảnh của người chiến sĩ quân đội trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19. Tinh thần “chống dịch như chống giặc” được thấu triệt xuyên suốt từ lãnh đạo Bộ Quốc phòng đến từng cán bộ, chiến sĩ và lan tỏa ra cộng đồng xã hội, sáng ngời phẩm chất “vì dân”. Sự hy sinh thầm lặng và cao quý của những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” không chỉ để đổi lấy sức khỏe và mạng sống cho người dân mà còn góp phần đưa đất nước ta sớm trở lại trạng thái bình thường mới, để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện khát vọng Việt Nam trong giai đoạn mới.

Những ngày gần đây, hình ảnh người chiến sĩ quân đội kiên cường, dũng cảm trong “trận đánh lớn” với siêu bão số 3 Yagi tại các tỉnh miền Bắc, tiếp tục toả sáng hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ, tình đoàn kết quân dân cao đẹp. Trước thiên tai, mọi thứ trở nên nhỏ bé, chỉ có ý chí con người là lớn lao, lực lượng quân đội trong bão lũ luôn vững vàng tâm thế bảo đảm an toàn cho nhân dân, đây không chỉ là mệnh lệnh hành chính từ người chỉ huy, mà chính là mệnh lệnh từ “trái tim”, “khối óc” của mỗi cán bộ, chiến sĩ quân đội. Bất kể ngày đêm trong bão số 3, mỗi cán bộ, chiến sĩ các đơn vị quân đội, lực lượng tham gia trực sẵn sàng chiến đấu đều sẵn sàng cơ động để cứu hộ, cứu nạn, giúp nhân nhân và cũng không tránh khỏi những hi sinh. Tại các Sở Chỉ huy tiền phương, xuyên đêm đèn vẫn luôn sáng, không ngớt những cuộc điện báo tình hình các khu vực…

Kế thừa và phát huy truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam, lực lượng Quân đội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 20 năm qua đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia. Trong đó, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh luôn là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc, giữ vững ổn định chính trị, tạo điều kiện để Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, hoàn thành tốt vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự trong khu vực biên giới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh; thực hiện tốt công tác đối ngoại biên phòng, không ngừng nâng cao chất lượng và sức mạnh chiến đấu, lập nhiều chiến công oanh liệt được Đảng và Nhà nước vinh danh.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chụp hình lưu niệm tại Đại hội Thi đua Quyết thắng LLVT

tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2018 - 2024

Hướng đến kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, lực lượng quân đội đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa và tạo được sự lan tỏa sâu rộng, tiêu biểu như: tổ chức Đại hội Thi đua Quyết thắng LLVT các huyện, thành phố và LLVT tỉnh giai đoạn 2018 - 2024; tổ chức các hoạt động “Ngày hội đoàn kết quân - dân”; triển khai và tham gia cuộc thi tìm hiểu về truyền thống 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày Hội Quốc phòng toàn dân; các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, các hoạt động sinh hoạt chính trị trong quân đội các cấp… thông qua đó, giáo dục về truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng và những chiến công oanh liệt của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành; khẳng định vai trò nòng cốt của Quân đội nhân dân Việt Nam trong xây dựng nền Quốc phòng toàn dân và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; cổ vũ, động viên hệ thống chính trị, toàn dân, toàn quân chăm lo củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.