Cơ Cấu Xuất Khẩu Hàng Hóa Của Nước Ta Ngày Càng Đa Dạng Do

Cơ Cấu Xuất Khẩu Hàng Hóa Của Nước Ta Ngày Càng Đa Dạng Do

D. kinh tế tăng trưởng, hội nhập toàn cầu sâu.

D. kinh tế tăng trưởng, hội nhập toàn cầu sâu.

Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2023

Trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 683 tỷ USD, trong đó xuất khẩu 355,5 tỷ USD, nhập khẩu 327,5 tỷ USD. Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 4,61 tỷ USD, chiếm 1,3%; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 313,73 tỷ USD, chiếm 88,3%; nhóm hàng nông sản, lâm sản ước đạt 28,15 tỷ USD, chiếm 7,9%; nhóm hàng thủy sản ước đạt 9,01 tỷ USD, chiếm 2,5%. Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước đạt 307,32 tỷ USD, chiếm 93,8%; nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng ước đạt 20,18 tỷ USD, chiếm 6,2%.

B. nằm liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.

Theo số liệu thương mại, việc đẩy mạnh đưa hoạt động sản xuất về chính quốc (onshoring) trong chuỗi cung ứng là lý do chính khiến tỷ lệ xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Mỹ giảm 10 tháng liên tiếp. Các chuyên gia dự đoán, xu hướng suy giảm này sẽ vẫn tiếp tục, điều này sẽ dẫn đến những hậu quả lâu dài đối với xuất khẩu nói chung của quốc gia được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”.

Theo dữ liệu từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC), dù cầu yếu do tăng trưởng của nền kinh tế chậm lại và tình trạng lạm phát cao nhưng tỷ lệ nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm đi đáng kể, trong khi tỷ lệ nhập khẩu từ các quốc gia khác, chẳng hạn như Mexico đang tăng lên.

Sự sụt giảm này đã dẫn đến thị phần của Trung Quốc trên tất cả các sản phẩm chủ chốt đã từng là nhà cung cấp lớn nhất của Mỹ thu hẹp mạnh hơn kể từ cuối năm ngoái, thậm chí kể cả sau khi Bắc Kinh gỡ bỏ chính sách Zero-COVID, vốn một thời đã từng gây nên gián đoạn chuỗi cung ứng nghiêm trọng.

Xu hướng này đặc biệt rõ rệt trong mảng dệt may và may mặc. Theo số liệu từ Văn phòng Dệt may và may mặc thuộc Bộ Thương mại Mỹ, trong 4 tháng đầu năm nay, chỉ có 20,9% sản phẩm dệt may và may mặc mà Mỹ nhập khẩu là từ Trung Quốc - giảm khoảng 4% so với năm 2022 và gần một nửa so với 10 năm trước.

Ngoài những gián đoạn trong chuỗi cung ứng liên quan đến COVID và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, giáo sư Sheng Lu tại Đại học Delaware đã đánh giá sự ảnh hưởng của việc thực hiện các Đạo Luật ngăn chặn lao động cưỡng bức của người Uygur (Tân Cương) vào tháng 6/2022 cũng làm giảm sự quan tâm của các công ty thời trang Mỹ đến việc mua sản phẩm bông từ Trung Quốc.

Theo dữ liệu từ USITC, đối với nội thất và đồ chơi, hai loại sản phẩm tiêu dùng giá rẻ từ lâu Trung Quốc đã chiếm ưu thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu, thị phần của Trung Quốc trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ đã giảm kỷ lục, dưới 50% trong 4 tháng đầu năm, đây là tỷ trọng thấp nhất kể từ năm 2021.

Trong khi đó, một báo cáo mới nhất của hãng tư vấn Kearney có trụ sở tại Chicago cho biết, công đoạn lắp ráp thành phẩm trong ngành công nghiệp nội thất xuất hiện ngày một nhiều ở Mexico.

“Trong một số trường hợp, việc các công ty Trung Quốc thành lập các khu công nghiệp gần Monterrey và các thành phố gần biên giới khác đã thúc đẩy xu hướng này phát triển”, báo cáo cho biết.

Đối với các mặt hàng cơ khí, điện tử và máy móc, chiếm hơn 40% tổng số xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ, thì thị phần của quốc gia này cũng giảm từ 30,3% trong năm 2022 xuống 26% trong 4 tháng đầu năm nay.

Theo báo cáo của Kearney, việc giảm nguồn cung từ Trung Quốc một phần cũng bởi các chính sách khuyến khích đối với các ngành công nghiệp khác nhau của chính phủ Mỹ nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Mỹ, bao gồm Đạo Luật CHIPS và Khoa học, áp dụng từ tháng 8/2022.

Trong khi không một quốc gia riêng lẻ nào có thể hoàn toàn lấp đầy khoảng trống của Trung Quốc đã để lại, các quốc gia thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi có chi phí nhân công thấp như Việt Nam, Campuchia, Ấn Độ, cũng như Mexico lại có thể tận dụng những lợi thế từ sự dịch chuyển này.

Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, Mỹ là điểm đến xuất khẩu lớn thứ ba của Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm nay, chỉ đứng sau Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Liên minh châu Âu. Năm ngoái, Mỹ là điểm đến xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc.

Theo một báo cáo từ Everbright Securities vào tháng 3/2023, với sự gia tăng của xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng, tỷ lệ xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ có thể tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Công ty tư vấn này đánh giá, đối với các lĩnh vực sản xuất Trung Quốc nắm giữ vai trò trọng yếu, bao gồm dệt may, quốc gia này có thể bù đắp tổn thất của mình bằng cách chuyển hướng xuất khẩu qua các bên trung gian, chẳng hạn như các đơn vị tại khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên, đối với các ngành công nghiệp cơ khí và điện tử mà Mỹ và châu Âu đang chiếm ưu thế, những nỗ lực chuyển hoạt động sản xuất về chính quốc của Mỹ sẽ có tác động lâu dài đối với toàn bộ khu vực xuất khẩu của Trung Quốc.

Báo cáo cho biết thêm: “Trong ngắn hạn, khi những đóng góp của xuất khẩu vào nền kinh tế suy yếu thì phục hồi kinh tế chủ yếu nên tập trung vào phục hồi đầu tư và tiêu dùng, tức là liên quan đến cầu trong nước”, còn “ trong trung và dài hạn, các sản phẩm công nghệ cao sẽ là chìa khóa để duy trì lợi thế xuất khẩu của Trung Quốc”.