Phòng Khám Chuyên Khoa Y Học Cổ Truyền Hà Nội

Phòng Khám Chuyên Khoa Y Học Cổ Truyền Hà Nội

Các lĩnh vực điều trị hiệu quả:

Các lĩnh vực điều trị hiệu quả:

Hướng đi nào cho sinh viên sau tốt nghiệp

Sau khi ra trường, sinh viên ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y Hà Nội được cấp bằng Bác sĩ Y học cổ truyền, các em có thể công tác tại khoa Y học cổ truyền của các cơ sở khám, chữa bệnh công lập hoặc ngoài công lập.

Ngoài ra, sinh viên có thể lựa chọn học lên những bậc học cao hơn, tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại có cơ sở giáo dục về lĩnh vực Y học cổ truyền.

Thông qua bài viết “Review ngành Y học cổ truyền trường Đại học Y Hà Nội (HMU): Đông Y có đang lạc tông giữa dòng chảy thời đại?”, hy vọng các em đã hiểu hơn về chuyên ngành Y học cổ truyền tại HMU và đưa ra những lựa chọn sáng suốt về nơi mà em sẽ gắn bó trong suốt những năm tháng thanh xuân.

Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền (Ảnh: T.T)

Là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành của TP. Hà Nội về Y học cổ truyền (YHCT), Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội có bề dày kinh nghiệm trong điều trị bằng YHCT. Đặc biệt với sự kết hợp hoàn hảo, chặt chẽ giữa hai phương pháp YHCT và YHHĐ, Bệnh viện đã triển khai khám chữa bệnh nhiều chuyên khoa, giúp người bệnh thoát khỏi nỗi đau đớn bệnh tật đeo bám, từ đó tìm lại được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.

- Khoa Khám bệnh: Khám bệnh đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch, tổng số lần khám đạt 167,3%. Thực hiện khám sàng lọc các ca bệnh truyền nhiễm, điều trị ngoại trú bệnh nhân sốt xuất huyết theo phác đồ của Bộ Y tế. Triển khai phòng khám quản lý bệnh mạn tính (Đái tháo đường, Tăng huyết áp).

- Khoa Nội tổng hợp: Triển khai tốt công tác phòng chống dịch Sốt xuất huyết khi dịch bùng phát, điều trị khỏi ra viện 1.202 bệnh nhân sốt xuất huyết.

- Khoa Nhi: Chất lượng khám, chữa bệnh và tư vấn tại phòng khám Nhi ngày càng được chú trọng và phát triển, đã tạo được lòng tin với gia đình người bệnh. Triển khai xoa bóp bấm huyệt theo phương pháp mới  chữa một số diện bệnh đạt hiệu quả cao.

- Khoa Hồi sức chống độc: Năm 2017 cứu sống được 12 bệnh nhân nặng, bệnh nhân chăm sóc cấp I: 118 ca; chọc hút dịch, khí màng phổi dưới hướng dẫn của siêu âm: 02 lượt; đặt NKQ: 03 ca; chọc tháo dịch màng bụng 09 ca; đặt catheter TMTT: 02 ca; rửa dạ dày do ngộ độc thuốc 02 ca; người bệnh cấp I được gội đầu 55/118 đạt 46,6%.

- Khoa Phụ sản: Tổng số lần khám 11.983 đạt 177,7%. Khoa tiến hành phẫu thuật lấy thai an toàn 671 ca, đạt 207,1%. Triển khai kỹ thuật mới: làm phiến đồ âm đạo và soi tươi.

- Khoa Phục hồi chức năng: Phát triển mạnh các kỹ thuật trị liệu phục hồi chức năng. Tổng số lần lý liệu + Tập tăng mạnh cơ ngoại trú: 22.797 đạt 189.0%.

- Khoa Lão: Triển khai tốt các kỹ thuật tiêm nội khớp, cạnh khớp và tiêm ngoài màng cứng. Tiếp tục xây dựng mũi nhọn sử dụng thuốc YHCT trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp.

- Khoa Châm cứu: Tích cực sử dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc kết hợp với thuốc YHCT điều trị các bệnh mạn tính. Triển khai thực hiện một số kỹ thuật: Cấy chỉ, xông thuốc, ngâm chân nhằm  nâng cao hiệu quả điều trị.

- Khoa Ngoại: Triển khai phẫu thuật nội soi được 17 ca các bệnh đường tiêu hóa, tiết niệu và một số bệnh cơ xương khớp khác như: Mổ nội soi khớp gối rách sụn chêm, đứt dây chằng chéo.

- Khoa Ngũ quan: Thực hiện tốt công tác khám và điều trị ngoại trú, nội soi TMH được 4.563 ca (đạt 168,3%), thực hiện CSSDG nội trú 112%. Bước đầu triển khai kết hợp giữa YHCT và YHHĐ điều trị một số bệnh lý da liễu thu được kết quả tốt.

- Phòng Mổ: Đảm bảo công tác phẫu thuật an toàn, công tác thường trực cấp cứu, triển khai kỹ thuật gây mê phẫu thuật nội soi. Tổng số ca phẫu thuật 941, đạt 145,2%

- Khoa Xét nghiệm: Thực hiện công tác nội kiểm thường xuyên nâng cao chất lượng xét nghiệm, đã tham gia thực hiện ngoại kiểm.

- Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng: Khoa bố trí nhân lực hợp lý, thực hiện vượt mức chỉ tiêu giao, thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật chuyên môn.

- Khoa Dinh dưỡng: Xây dựng thực đơn cho nhà ăn nhân viên bệnh viện đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Triển khai đánh giá phiếu sàng lọc dinh dưỡng tại 03 khoa lâm sàng. Xây dựng bài GDSK về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường...

- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn: Đã triển khai kiểm soát, giám sát công tác chống nhiễm khuẩn theo Thông tư 18/2009/TT-BYT, thường xuyên kiểm tra công tác chống nhiễm khuẩn tại các khoa/phòng trong bệnh viện.

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, thời gian tới, Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ, khám và điều trị, cải cách quy trình khám bệnh, đầu tư cơ sở hạ tầng và các thiết bị y tế đồng bộ, hiện đại; nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế để xây dựng Bệnh viện ngày càng phát triển vững mạnh, xứng đáng với niềm tin của nhân dân.

Học gì khi đến với ngành Y học cổ truyền tại HMU?

Với thời gian đào tạo kéo dài 6 năm, bao gồm 234 tín chỉ, sinh viên được đào tạo các nội dung kiến thức cơ sở như: Chính trị (Nguyên lý Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối của Đảng), Tin học, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng, và các kiến thức chuyên môn về đào tạo Y khoa (Cơ sở, Tiền lâm sáng, Lâm sàng, Y học dược phẩm, Y tế công cộng), ngoài ra còn các học phần tốt nghiệp,…

Thông qua chương trình đào tạo này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức phục vụ cho công tác tại các đơn vị sau khi tốt nghiệp, và rèn luyện một số kỹ năng nghề nghiệp cần thiết như:

Review ngành Y học cổ truyền trường Đại học Y Hà Nội (HMU): Đông Y có đang lạc tông giữa dòng chảy thời đại?

Là một ngành y học truyền thống ra đời và tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử từ xa xưa, tuy nhiên dưới những phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ cũng như Tây y, y học cổ truyền cần có những bước đổi mới phù hợp với trình độ phát triển của xã hội, để không lạc tông và thụt lùi với những tiến bộ của thời đại. Hãy cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu rõ hơn về ngành đào tạo này tại Đại học Y Hà Nội – HMU nhé!

Giới thiệu về ngành Y học cổ truyền

Ngành y học cổ truyền (còn có thể gọi là Đông y) có xuất phát từ Trung Quốc. Y học cổ truyền hướng tới nghiên cứu, điều chỉnh sự cân bằng trong cơ thể để điều trị cho người bệnh. Phương pháp chẩn đoán, điều trị của Y học cổ truyền thường là châm cứu, dưỡng sinh, dược học cổ truyền, bệnh học,…

Ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y Hà Nội (HMU) hướng tới giảng dạy cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản về y học hiện đại, cũng như y học cổ truyền phương Đông, từ đó tiếp thu, kế thừa, phát triển và sáng tạo trong phòng, chữa bệnh bằng y học cổ truyền Việt Nam, đồng thời kết hợp với những thành tựu của y học hiện đại để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.