Du Lịch Văn Hoá Lịch Sử Là Gì

Du Lịch Văn Hoá Lịch Sử Là Gì

Qua các nguồn tư liệu, hiện vật còn lưu lại, trong đó có các di tích ở địa phận Vĩnh Long như di tích ao hồ (xã Vĩnh Xuân – Trà Ôn), di tích thành cổ (xã Trung Hiệp và Trung Hiếu huyện Vũng Liêm) là bằng chứng về một nền văn hóa cổ đã từng hưng thịnh trên miền đất này vào những thế kỷ đầu công nguyên. Nhưng sau đó, nền văn hóa này rơi vào cảnh suy tàn do tác động đột biến về địa lý – sinh thái và kinh tế – xã hội, đặc biệt là địa bàn này chìm ngập trong nước sau lần “biển tiến” vào đầu thế kỷ thứ VII, cả vùng đất này bị hoang vu. Sau nhiều thế kỷ, nhiều lưu dân, thuộc nhiều tộc người đến khai phá, nhất là từ thế kỷ XVII, ba tộc người là Việt, Khơme và Hoa đến khai phá sinh cơ lập nghiệp .

Qua các nguồn tư liệu, hiện vật còn lưu lại, trong đó có các di tích ở địa phận Vĩnh Long như di tích ao hồ (xã Vĩnh Xuân – Trà Ôn), di tích thành cổ (xã Trung Hiệp và Trung Hiếu huyện Vũng Liêm) là bằng chứng về một nền văn hóa cổ đã từng hưng thịnh trên miền đất này vào những thế kỷ đầu công nguyên. Nhưng sau đó, nền văn hóa này rơi vào cảnh suy tàn do tác động đột biến về địa lý – sinh thái và kinh tế – xã hội, đặc biệt là địa bàn này chìm ngập trong nước sau lần “biển tiến” vào đầu thế kỷ thứ VII, cả vùng đất này bị hoang vu. Sau nhiều thế kỷ, nhiều lưu dân, thuộc nhiều tộc người đến khai phá, nhất là từ thế kỷ XVII, ba tộc người là Việt, Khơme và Hoa đến khai phá sinh cơ lập nghiệp .

Gò Tháp - Khu di tích lịch sử văn hoá độc đáo

Khu di tích Gò Tháp nằm trên địa bàn hai xã Mỹ Hòa và Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, cách huyện lỵ Tháp Mười khoảng 11 km về hướng Bắc, cách thành phố Cao Lãnh về hướng Đông Bắc 43 km (theo đường bộ và đường thủy).

Khu di tích Gò Tháp nằm trên địa bàn hai xã Mỹ Hòa và Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, cách huyện lỵ Tháp Mười khoảng 11 km về hướng Bắc, cách thành phố Cao Lãnh về hướng Đông Bắc 43 km (theo đường bộ và đường thủy).

Đây là Khu di tích cấp quốc gia được Bộ Văn hoá thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận từ năm 1998, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa - lịch sử của dân tộc và nhân loại.

Ngày 26/12/2012 vừa qua, tỉnh Đồng Tháp long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Gò Tháp là di tích quốc gia đặc biệt. Đây không chỉ là niềm vinh dự và tự hào đối với tỉnh Đồng Tháp mà còn là sự khẳng định rõ ràng nhất về giá trị to lớn của di tích Gò Tháp đang gìn giữ trong lòng. Giá trị ấy đã vượt cả không gian và thời gian để trở thành một di sản cực kỳ quý báu mang tầm vóc quốc gia; hội tụ, kết tinh giữa truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc và nhân loại.

Đến Gò Tháp, bạn sẽ bất ngờ bởi đây không chỉ là khu di tích mà còn có cảnh quan thiên nhiên đẹp với môi trường sinh thái còn mang nhiều dấu vết hoang sơ. Chiều dài gần 500m, ngang 200m, ở đây mủa khô nhiều gò cát lớn nhỏ uốn lượn quanh co, tạo thành khu gò nổi, trên gò có nhiều cây cổ thụ trăm tuổi xoè bóng mát, sừng sững vươn cao. Mùa nước nổi thì đồng nước mênh mông xen lẫn màu xanh cây cỏ, tạo thành phong cảnh thiên nhiên kì vĩ.

Nơi đây vốn là vùng đất mới được cư dân nguời Việt từ đàng ngoài vào khai hoang lập nghiệp, mở mang bờ cõi đất nước từ cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII, khi vùng đất này còn hoang vu với rừng rậm sình lầy, thiên nhiên khắc nghiệt “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội như bánh canh”.

Tính từ con lộ Mỹ Hoà đi vào, quần thể di tích Gò Tháp gồm có 5 di tích tiêu biểu: Gò Tháp Mười, tháp Cổ Tự, mộ và đền thờ cụ Đốc Binh Kiều, gò Minh Sư, miếu Bà Chúa Xứ. Tại đây, giới khảo cổ học phát hiện được nhiều di vật cổ rất giá trị, chứng tích của nền văn minh Óc Eo xưa. Phải chăng khoảng 1500 năm về trước, một thành phố cổ của vương quốc Phù Nam đã từng tồn tại nơi đây?

Ở cực Nam của quần thể di tích Gò Tháp là Gò Tháp Mười, cũng chính là gò cao nhất (5,046m). Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, di tích Gò Tháp Mười từng là căn cứ của các cơ quan ở Nam Bộ, Khu 8, trường Quân chính khu 8 v.v.

Cách Gò Tháp Mười 100 m về phía Bắc là tháp Cổ Tự, tương truyền rằng đã có từ đời Thiệu Trị (1841-1847), trước đó là ngôi tháp thờ Chân Lạp. Trải qua nhiều thế kỉ thăng trầm, ngôi chùa giờ đây đượm màu hoang phế, những dấu vết chiến tranh cỏn in đậm trên vách tường và các bức tượng thờ thần, Phật v.v.

Qua khỏi chùa, bạn sẽ gặp đền thờ cụ Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều và Thiên hộ Võ Duy Dương. Hai cụ đã chọn Gò Tháp làm căn cứ địa cách mạng của nghĩa quân yêu nước trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp với những trận đánh làm quân địch kinh hồn bạt vía. Đi tiếp về hướng Bắc, bạn sẽ đến được gò Minh Sư và miếu Bà Chúa Xứ - nơi khách thập phương luôn kéo về rất đông.

Hằng năm, hai kì lễ hội truyền thống dân gian: vía Bà  Chúa Xứ (rằm tháng 3 âm lịch) và tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều (rằm tháng 11 âm lịch) đã thu hút hàng trăm ngàn lượt khách hàng hương về Gò Tháp để chiêm ngưỡng những kiến trúc cổ của nền văn hoá Óc Eo, thưởng ngoạn sinh họat “học trò lễ”, “nhạc lễ”, “múa lân” và các hoạt động văn hoá nghệ thuật khác.

Với những giá trị truyền thống ấy, tỉnh Đồng Tháp đã có kế hoạch xây dựng Gò Tháp thành một khu du lịch sinh thái mang đậm bản sắc của vùng Đồng Tháp Mười. Ngoài việc đầu tư xây dựng hệ thống đường xá từ thành phố Cao Lãnh vào đến Khu di tích, chỉnh trang cơ sở hạ tầng, tỉnh sẽ xây dựng một đài sen cao 79m với đầy đủ các dịch vụ như nhà hàng, khu vui chơi giải trí v.v. Ngoài ra, các di tích liên quan đến hoạt động của Xứ Uỷ Nam Kì và Uỷ ban Nam Bộ kháng chiến đều sẽ được phục hồi.

Tương lai không xa, đến đây bạn sẽ được lên tháp mười tầng, ngắm nhìn toàn cảnh Đồng Tháp Mười bao la, thưởng thức các món ăn đặc sản, tham gia các lễ hội truyền thống và nghỉ ngơi trên các nhà sàn đơn sơ nhưng hiện đại tại Khu di tích Gò Tháp, nơi mà vẻ đẹp thiên nhiên hoà quyện cùng với bề dày lịch sử văn hoá truyền thống dân tộc.

Phố Phùng Hưng dài 1250m, đi qua ba phường Hàng Mã, Cửa Đông, Hàng Bông; là ranh giới giữa khu phố cổ và thành Hà Nội. Đoạn trên có 2 nhánh rẽ từ đầu các phố Phan Đình Phùng và Hàng Lược, đoạn dưới cắt qua các phố Hàng Vải, Cửa Đông, Đường Thành, Bát Đàn, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Tố, Ngõ Trạm, Hà Trung rồi ra Hàng Bông.

Phố dài 1250m, từ năm 1945 mang tên anh hùng Phùng Hưng (761-802, di tích lăng mộ ngài nay vẫn còn ở đầu phố Giảng Võ). Đoạn phố thẳng chính là dấu vết của bức tường gạch vồ và con hào phòng thủ ở phía đông thành Hà Nội cũ. Đoạn trên có 2 nhánh rẽ từ đầu các phố Phan Đình Phùng và Hàng Lược kéo đến cầu sắt chỗ phố Lê Văn Linh bây giờ. Khu ngoài con hào vốn thuộc địa phận thôn Tân Khai được lập trên khoảng đất thừa ra vào đầu thế kỷ 19 khi triều Nguyễn thu hẹp thành Thăng Long xưa để xây một tòa thành nhỏ hơn theo kiểu Vauban.

Thực dân Pháp sang chiếm Hà Nội rồi cho lấp hào và phá tường để lấy vật liệu xây dựng vào năm 1896-1897. Trên nền đó lại xây đường dốc cho xe lửa lên cầu Long Biên và một phố dài, đặt tên là Boulvard Henri d’Orléans, tức Phùng Hưng sau này. Trong thực tế hàng chục năm tiếp theo phố vẫn chưa được hoàn chỉnh. Cho đến khoảng giữa thập niên 1920, nhà cửa mới mọc lên chủ yếu ở những đoạn ngắn tại hai đầu phố.

Theo cố nhà giáo Nguyễn Văn Uẩn, gần vườn hoa Hàng Đậu hồi ấy, bên dãy số chẵn của đoạn đầu phố phía tây đường sắt chỉ có ba villa lớn, xây vuông hai tầng nhiều phòng với hàng rào sắt bao quanh sân và vườn. Tiếp đến ba villa nữa nhỏ hơn, xây một tầng. Tất cả đều của người Pháp và tư sản Hoa kiều. Từ đấy kéo đến cầu sắt, chỗ hai nhánh phố gặp nhau, phố Orléans không có nhà dân mà là mặt sau của cơ quan quân sự.

Bên dãy số lẻ mé phía đông đường sắt thì khác. Chỗ đất đó giáp lưng với bên phố Hàng Cót, có nhiều nhà của người Việt Nam, diện tích nhỏ hơn và nhô ra đến sát vỉa hè. Những ngôi nhà này xây liền dãy hai tầng theo kiểu Tây, chủ là lái buôn hoặc quan lại, làm để ở hoặc cho thuê, người thuê cũng thuộc hạng khá giả. Tại dãy phố đó còn có mấy quán cà phê và phòng trọ, chủ yếu phục vụ các sĩ quan trong thành.

Đặc biệt nhà Cả Tròn ở số 21 có sáng kiến cho thuê bát đĩa làm cỗ đón dâu và mở phòng cưới đầu tiên của Hà Nội: những căn phòng lớn trang trí đẹp, đồ đạc lịch sự, đầy vẻ phong lưu. Chủ giao thiệp rộng có thể mời những người mặc áo gấm, đeo bài ngà trịnh trọng đến dự. Nhà này về sau mở cả tiệm hút thuốc phiện loại sang, đa số khách cũng vẫn là sĩ quan Tây.

Đầu phía nam của phố Orléans hồi ấy dân ta gọi là phố Đơ Măng, giáp với các phố Hàng Bông Lờ và Cửa Nam. Đây cũng là một đoạn phố có nhà ở hai bên mặt đường, được xây từ những năm đầu thế kỷ 20. Lớn nhất là tòa nhà của hãng Demange, một hãng xuất nhập khẩu, chủ yếu về vải bông. Đa số nhà cửa cùng mang tính chất kiểu phố cũ của người Việt như ở bên Hàng Bông Lờ: nhà thấp, nhỏ và hẹp, lợp ngói ta. Dân thường dùng để ở hoặc mở cửa hiệu tiểu thương, nổi tiếng có hàng “bánh giò Đờ Măng” tại số 50. Bên dãy số lẻ có các ngôi nhà hai tầng làm theo kiểu mới, cao hơn và lợp ngói tây, được xây dần từ thập niên 1920 trở về sau.

Cũng bên số lẻ, chỗ gần ngã ba Hà Trung có con ngõ trước kia ăn thông sang phố Hàng Bông, nay bị một nhà xây bịt kín. Ngõ đó dẫn vào một xóm nhỏ bên trong, vốn rất nghèo, nhà cửa lụp xụp, sau mới được cải tạo xây dựng sạch sẽ.

Đoạn giữa của phố Orléans trên bản đồ Hà Nội năm 1921 cũng mới thấy vẽ và ghi lại vết tích một khúc hào bị lấp còn bỏ hoang chưa xây gì. Trừ phố Bichot (Cửa Đông) đã xây kín nhà hai bên mặt hè, các đoạn cuối của Hàng Mã, Hàng Vải, Bát Đàn, Đường Thành vẫn chưa hình thành, mấy phố đó chỉ thấy vẽ đến trục đường Hàng Cót – Hàng Gà – Hàng Điếu thì đều dừng lại.

Khoảng đất trống dọc đường xe lửa nhiều chỗ vẫn bỏ trắng; thí dụ như bãi cỏ ở ngã phố Nhà Hoả – Đường Thành là nơi đá bóng của học trò trường Cửa Đông cạnh đó; hoặc những bãi đất mùa mưa ngập nước, cỏ lác mọc đầy như ở quãng giáp đầu phố Hà Trung; đằng sau và bên cạnh chợ Hàng Da là một khu vườn rộng của ông Dufourq chuyên trồng rau và hoa, đào cả ao chứa nước tưới.

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) kết thúc đã mở đầu cho thời kỳ khai thác thuộc địa Đông Dương lần thứ hai, từ đó nội thành Hà Nội được xây dựng nhanh hơn với những ngôi nhà kiểu mới. Chính quyền thành phố đổi cho Dufourq một khu đất khác ở phía sau nhà Đấu Xảo cạnh nghĩa địa công giáo để cải tạo và qui hoạch vườn rau cũ thành mấy phố nhỏ đổ ra phố Orleans như Rue Bourret, Nguyễn Trãi, Phạm Phú Thứ (tức các phố Ngõ Trạm, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Quang Bích bây giờ).

Dần dần quãng giữa phố Orléans được xây dựng kín hết nhà bên mặt phía đông, dãy số lẻ. Lòng đường rộng, vỉa hè thẳng, có cống thoát nước, đèn đường và hàng cây che mát. Nhà bên dãy số lẻ trông sang cầu xây dốc xe lửa nên càng thêm không gian thoáng đãng. Các công trình đều được xây dựng theo những yêu cầu hiện đại hơn mấy khu vực cũ, diện tích nhà rộng, kiến trúc mới, sử dụng nhiều sắt và xi măng.

Từ chỗ Cầu Sắt giáp phố Lê Văn Linh đi về phía nam đến hết cầu xây, tức đến đầu đường Gallieni (Trần Phú bây giờ), dọc phố Orléans có mấy loại nhà khác nhau, song nói chung đều theo kiểu mới: những villa lớn có sân vườn rộng rãi, những villa nhỏ xinh xắn, những dãy nhà làm để cho thuê, mỗi dãy từ năm đến mười gian gộp thành vài căn hộ khang trang.

Các tòa nhà lớn ở phố Orléans thường được xây dựng ở góc mấy giao điểm nên có cái thế đứng trông ra cả hai mặt phố. Đó thường là những khách sạn, trụ sở công ty, bệnh viện và hộ sinh tư, hoặc cá biệt có trường Thăng Long ở cuối phố Ngõ Trạm.

Trong các thời kỳ từ chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) cho đến cuối thế kỷ 20, phố Phùng Hưng bị dân lấn chiếm chủ yếu ở hai bên đường tàu và đặc biệt trong các ô gầm cầu, đến mức phải bịt lại. Lại có một giai đoạn dài hết chợ xe cũ đến chợ thực phẩm tạm bợ đã chiếm gần hết nhánh phía đông. Sau đổi mới, nhiều vị trí đẹp trên phố đã được cải tạo hoặc xây mới thành những cơ sở giao dịch và kinh doanh sang trọng, tuy nhiên không ít chỗ nhếch nhác vẫn còn tồn tại.

Ngày nay, trên phố Phùng Hưng có một số địa chỉ đáng lưu ý như Nhà tang lễ thành phố ở số 125 và Nhà bảo tàng Hà Nội ở số 105, từng là trụ sở báo “Tin tức” trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936-1939), sau được xếp hạng Di tích cách mạng (năm 1964).

[embeddoc url=”/wp-content/uploads/2018/01/Pho-Phung-Hung.docx” width=”0px” height=”0px” download=”all” viewer=”microsoft” text=”Tải xuống: pho phung hung.docx”]