Uyên Ương Như Mộng Tiêu

Uyên Ương Như Mộng Tiêu

Cô Markovskaya được bổ nhiệm làm phát ngôn viên cho Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu hôm 17.1, theo Đài RT. Trước đó, "hot girl" này từng làm phóng viên và người dẫn chương trình thời sự cho các mạng truyền hình quốc gia ở Nga.

Cô Markovskaya được bổ nhiệm làm phát ngôn viên cho Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu hôm 17.1, theo Đài RT. Trước đó, "hot girl" này từng làm phóng viên và người dẫn chương trình thời sự cho các mạng truyền hình quốc gia ở Nga.

Một ngày làm việc của tôi diễn ra như thế nào?

Sau thời gian khoảng 3-4 tháng đi xuất khẩu lao động thì tôi bắt đầu hình thành được nếp sống đều đặn hơn. Công việc của tôi bắt đầu từ 8h10 và kết thúc vào 17h từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần nếu chưa tính làm thêm, tăng ca. Vì vậy buổi sáng tôi thường thức dậy vào 6h30 để ăn sáng, vệ sinh cá nhân và chuẩn bị đi làm. Ngày ở Việt Nam tôi rất hay ngủ nướng nhưng khi sang đây dần dần tôi phải tập thói quen dậy sớm.

Các thực tập sinh của công ty tôi sẽ được hỗ trợ xe đạp để đi làm. Chỗ làm cách tôi khoảng 2km nên nhiều hôm tôi còn có thể đi bộ đi làm. Có một điểm thú vị là người Nhật họ đi bộ rất nhiều và còn đi nhanh nữa, nên mới đầu tôi cũng tập theo muốn hụt hơi. Nhưng lâu dần tôi cảm thấy dẻo dai, tinh thần sảng khoái và khỏe hơn trước hẳn. Đấy có thể là một trong những lý do mà tuổi thọ người Nhật lại cao đến vậy.

Đến trưa chúng tôi được giải lao 50 phút, phía nhà máy có hỗ trợ bữa ăn trưa cho nhân viên nên thi thoảng buổi sáng tôi có thể ngủ nướng một chút vì không phải dậy sớm chuẩn bị bữa trưa mang đi làm. Còn về đồ ăn ở đây, nói thật tôi không phải là tín đồ của các món ăn Nhật Bản nên tôi phải mất một thời gian mới ăn quen. Vì thế, trong vài tháng đầu, tôi thường không ăn hết được suất cơm tại đây. Nhưng sau một thời gian thì tôi bắt đầu quen dần và cảm thấy đồ ăn trưa của nhà máy cũng khá ổn, đặc biệt là đủ chất dinh dưỡng. Dù sao cũng được miễn phí mà, miễn là nó hợp vệ sinh và không tồi là được rồi.

Sau khi kết thúc một ngày làm việc là thời gian sinh hoạt chung của thực tập sinh. Một phòng ở khu tôi ở gồm 4 người. Để đảm bảo không xảy ra mâu thuẫn giữa các chị em và công bằng khi sống chung với nhau, phòng tôi sẽ phân chia cụ thể công việc cho mỗi người. Trong đấy, công việc của tôi là đi chợ mua thức ăn hàng ngày. Thường thì 2-3 ngày tôi đi chợ một lần.

Tôi có một mẹo nhỏ muốn chia sẻ cho các bạn khi đi siêu thị ở đây là nên đi mua đồ vào lúc tối muộn một chút vì có những siêu thị sẽ giảm tới 50% giá trị sản phẩm vào cuối ngày gần giờ đóng cửa. Chúng tôi có thể mua thực phẩm, đồ ăn đó để sáng mai ăn. Các bạn đừng nghĩ những đồ ăn này đã hết hạn sử dụng hay ôi thiu. Người Nhật họ rất tỉ mỉ và cẩn thận mọi công việc nên họ sẽ kiểm tra rất kỹ hạn sử dụng đồ ăn hàng ngày và sẽ giảm giá trước khi đến ngày hạn.

Tìm hiểu cách mua sắm tiết kiệm khi xuất khẩu lao động Nhật => XEM CHI TIẾT

Ngoài ra, ở Nhật Bản, các siêu thị thường có những ngày giảm giá đặc biệt, tùy theo ngày trong tuần và danh mục sản phẩm, chẳng hạn như “ngày của thịt”, ngày của rau”,… Các bạn có thể biết thông tin giảm giá qua báo, tờ rơi dán trước cửa siêu thị. Thật sự cách này giúp tôi tiết kiệm được khá nhiều chi phí sinh hoạt ở đây.

Câu trả lời chắc chắn là có rồi. Thường vào ngày cuối tuần không có lịch làm thêm hay tăng ca, tôi thường rủ những bạn cùng phòng đi thăm thú đây đó. Tôi là người rất thích hoa vì thế khi đến đây điều làm tôi háo hức nhất là được ngắm những con đường trải đầy hoa anh đào.

Để tôi kể cho các bạn nghe một kỉ niệm rất đáng nhớ vào chuyến đi chơi lần đầu tiên và cũng đúng vào ngày sinh nhật của tôi. Tôi đã để quên ví tiền tại quán ăn sau dùng khi bữa. Mãi đến khi về nhà tôi mới nhớ ra và lúc đấy đã quá muộn để có thể quay lại quán để hỏi. Đến ngày hôm sau khi tan làm về, khi vừa bước chân đến quán, chị chủ quán đã nhận ra tôi ngay và còn chạy đến niềm nở hỏi thăm và đưa lại ví cho tôi. Điều đó đã thực sự gây ấn tượng cho tôi về con người và dịch vụ của đất nước mặt trời mọc. Ngoài ra ở đây có rất nhiều lễ hội thú vị và cũng rất lạ. Đây cũng là nơi có nhiều lễ hội hơn hẳn các nước khác trên thế giới. Và mỗi lễ hội của Nhật Bản về cả trang phục, cách tổ chức mọi thứ đều rất hoành tráng.

Xem ngay: Cẩm nang văn hóa phong tục Nhật Bản thực tập sinh nên biết

Mặc dù có hơi vỡ mộng một chút khi mới sang Nhật nhưng khoảng thời gian sinh sống và làm việc tại Nhật đã đem lại rất nhiều ý nghĩa đối với tôi. Từ một cô gái đang độ tuổi trưởng thành, tôi đã dần biết tự lập và quý trọng đồng tiền mình kiếm được. Không chỉ hoàn thiện được lối sống nề nếp, phong cách làm việc chuyên nghiệp hơn, tôi cũng đã rèn luyện được sự kiên trì, nỗ lực vượt qua những khó khăn. Mọi thứ ở đây với tôi đều mới lạ và khác biệt so với Việt Nam từ thời tiết, đường xá, siêu thị cho đến cỏ cây bên đường. Điều tôi cảm thấy ấm lòng và hạnh phúc nhất khi đi Nhật làm việc chính là sự quan tâm từ những đồng nghiệp.

Đặc biệt, ngoài giờ làm tôi vẫn có thể học thêm tiếng Nhật hoặc khám phá những nơi nổi tiếng tại Nhật. Đây cũng là cơ hội để tôi nâng cao trình độ tiếng Nhật để tôi có thể thực hiện dự định làm phiên dịch viên sau khi trở về nước.

Đúng như câu “Việt Nam nuôi ta LỚN – Nhật Bản khiến ta KHÔN”. Xuất khẩu lao động Nhật Bản vẫn là lựa chọn không hề hối hận của tôi. Nơi đây đã giúp tôi học được rất nhiều những bài học về đời sống, con người và công việc. Nhất là những trải nghiệm trong thời gian xa gia đình, bạn bè, người thân. Qua đó giúp tôi, trưởng thành và bản lĩnh hơn .

Nếu bạn cũng muốn có một công việc ổn định, lương cao và những trải nghiệm mới mẻ để hoàn thiện bản thân hơn, đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là một sự lựa chọn đáng suy nghĩ. Mong rằng những chia sẻ của tôi sẽ giúp ích cho bạn đọc. Chúc các bạn thành công trên con đường mình đã chọn!

Melde dich an, um fortzufahren.

TPO - Giọng ca “Duyên phận” từng trải qua tuổi thơ nghèo khó. Nhà chị nghèo đến mức bị kì thị, ít bạn muốn chơi cùng. Hồi ấy, Phương Uyên thân với Như Quỳnh và thầm xót thương cho hoàn cảnh của cô bạn xinh xắn, hát hay.

Nhóm “3 Con Mèo” vừa có màn tái hợp trong Music Box 46, do Trung tâm Thúy Nga thực hiện. Khách mời đặc biệt của chương trình là hai giọng ca được yêu mến: Như Quỳnh và Thanh Hà. Trong chương trình nhóm “3 Con Mèo” hát lại những ca khúc đã gắn bó với tên tuổi của nhóm. Họ cũng bật mí một số chuyện khán giả chưa tường. Chẳng hạn, vì sao nhóm có tên “3 Con Mèo”? Phương Uyên nói: “Cái tên đó do cha của Phương Uyên đặt, bời vì ông thích mèo, đơn giản thế”.

Như Quỳnh, Thanh Hà và nhóm "3 Con Mèo" (Ảnh: Chụp màn hình)

Phần gây xúc động trong chương trình chính là chia sẻ của Phương Uyên về tuổi thơ của giọng ca “Duyên phận”. Ngày trước, Như Quỳnh và nhóm “3 Con Mèo” (gồm Phương Uyên, Cẩm Tú, Ngọc Diệp) sinh hoạt trong Nhà Văn hóa thiếu nhi, cùng chung nhóm hát. Vì thế họ hiểu rõ hoàn cảnh của nhau. Phương Uyên nhớ lại: “Nhà Như (tức Như Quỳnh) rất nghèo nên bị tụi con nít kì thị, thấy ai nhà nghèo là không chơi cùng. Uyên tuy không giàu hơn Như bao nhiêu nhưng Uyên chơi với Như. Lúc đó, Uyên và Như khoảng 8,9 tuổi chơi với nhau đến 15 tuổi thì mạnh ai nấy đi. Cùng sinh hoạt chung một đội, Như, Uyên và một bạn nữa là ba người hát tốt nhất trong đội. Nhưng Uyên may mắn được chọn đi nước ngoài, trong chương trình giao lưu văn hóa. Khi trở về thì mọi người lại nói Uyên kênh kiệu”.

Như Quỳnh cũng chưa bao giờ che giấu tuổi thơ nhọc nhằn của mình (Ảnh: Internet)

Tác giả “Mẹ yêu” kể về ngôi nhà tuổi thơ của Như Quỳnh: “Bước vô nhà Như chỉ thấy nền đất, không có xi măng nữa, tài sản duy nhất chính là cây đủ đủ ở cuối nhà đang mọc dài. Tội nghiệp Như, Như chỉ có một cái áo trắng và một cái váy, hồi ấy gọi là cái “díp” , màu xanh, xếp li. Như đi học cũng cũng mặc cái bộ đó, đi chơi cũng mặc bộ đó, đi học hát cũng mặc luôn. Không hiểu giặt đồ làm sao? Lúc đó, Uyên rất thương bạn. Đến 15 tuổi, Uyên theo con đường ca hát chuyên nghiệp. Còn Như ở lại đội để dạy các em”.

Giọng ca "Duyên phận" trình bày ca khúc mới của nhạc sỹ Phương Uyên (Ảnh: Chụp màn hình)

Như Quỳnh cho phép Phương Uyên kể tất cả kỷ niệm giữa họ. Giọng ca “Duyên phận” chỉ cười vui vẻ khi Phương Uyên nhắc lại tuổi thơ nghèo khó của mình.

Trong chương trình, Như Quỳnh hết lời khen ngợi Phương Uyên. Chị tự nhận kiến thức âm nhạc không được như bạn vì chị thiếu điều kiện và chỉ biết hát. Sau khi ôn lại kỷ niệm xưa, Phương Uyên giới thiệu một số sáng tác mới. Nhạc sỹ nói: Do thất tình nên Phương Uyên viết nhiều ca khúc về tình yêu. Ca khúc đau tim nhất được dành cho giọng ca “Duyên phận”: “Tổn thương này đến bao giờ”. Đây là ca khúc mới của Phương Uyên, chưa ai trình bày. Phương Uyên tin Như Quỳnh sẽ hát rất hay nên năn nỉ giọng ca “Duyên phận” hát. Tuy ca khúc không thuộc dòng bolero, sở trường của Như Quỳnh, song chị vẫn chinh phục thành công, nhận mưa lời khen từ khán giả.

Lời ca khúc bình dị nhưng da diết: “Cố giữ nhau làm chi khi ta đã hết nợ, khi duyên xưa đã lỡ/ Cố gắng đi thật nhiều, cố gắng xa thật nhiều, để thấy trong lòng nguôi ngoai…”.

Như Quỳnh kết thúc bài hát trong tiếng nấc nghẹn ngào. Phương Uyên hỏi: “Nghe Như hát thì chắc Như chịu nhiều tổn thương?”. Như Quỳnh cười, đáp: “Cũng yêu vài chục lần”. Thanh Hà liền bảo: “Bạn nói quá. Tôi biết thực sự có 2 lần mà bạn đã bầm dập vậy đó”.

Chuyên viên này chưa cập nhật thêm thông tin hồ sơ.

Uyên tin rằng việc được trải nghiệm và định hướng nghề nghiệp sớm, phù hợp có thể mang đến sự cân bằng và tự chủ cho cuộc sống của các cá nhân. Vì vậy Uyên đã học và ứng dụng kiến thức hướng nghiệp vào công việc để hỗ trợ các bạn trẻ quanh mình.

Only fill in if you are not human